Môi giới, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành chứng khoán là đối tượng báo cáo
Cung cấp hồ sơ, tài liệu cho Cơ quan thanh tra không vi phạm bảo đảm bí mật thông tin
Điều 39 Luật PCRT yêu cầu đối tượng báo cáo phải cung cấp kịp thời thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật PCRT quy định đối tượng báo cáo phải cung cấp kịp thời thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo cho Cơ quan thanh tra nhà nước, Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành khi thực hiện nhiệm vụ theo các quyết định thanh tra, kiểm tra do cấp có thẩm quyền ban hành ký yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo và thông tin liên quan.
Việc cung cấp theo quy định của Luật này không bị coi là vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm bí mật thông tin.
|
Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có (là tài sản có được trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi phạm tội; phần thu nhập, hoa lợi, lợi tức, lợi nhuận sinh ra từ tài sản có được từ hành vi phạm tội.
Luật Phòng, chống rửa tiền (PCRT) quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong PCRT; hợp tác quốc tế về PCRT được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2022 với nhiều điểm mới nổi bật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2023.
Ngoài những điểm mới nổi bật so với Luật năm 2012 như bổ sung đối tượng báo cáo là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cùng 9 dấu hiệu đáng ngờ với lĩnh vực trung gian thanh toán, khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình, nguyên tắc có đi có lại trong hợp tác quốc tế về PCRT, đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, Luật này còn quy định cụ thể hơn về thông tin nhận biết khách hàng trong biện pháp PCRT và sửa đổi một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm…
Có 2 nhóm đối tượng báo cáo có nghĩa vụ phải thực hiện các biện pháp PCRT gồm các tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan.
Theo đó, nhóm thứ nhất gồm các tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động như: nhận tiền gửi; cho vay; cho thuê tài chính; dịch vụ thanh toán; dịch vụ trung gian thanh toán; phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền; bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính; cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ; đổi tiền.
Nhóm này còn có các đối tượng báo cáo thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
|
|
Luật PCRT nêu cụ thể 8 dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ như: yêu cầu giao kết hợp đồng bảo hiểm với khoản phí định kỳ không phù hợp với thu nhập hiện tại, thanh toán phí bảo hiểm từ tài khoản không phải của bên mua, yêu cầu thay đổi người thụ hưởng đã chỉ định bằng người không có mối quan hệ rõ ràng, chấp nhận tất cả các điều kiện bất lợi, hủy hợp đồng ngay sau khi mua và yêu cầu chuyển tiền phí đã đóng cho bên thứ ba… |
Đầu tư bất thường nhiều loại chứng khoán không có lợi trong thời gian ngắn
Điều 51, Luật PCRT quy định Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp PCRT trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán, dịch vụ kế toán, trò chơi điện tử có thưởng, casino, xổ số, đặt cược và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý.
Tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động PCRT đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực trên, trong đó có căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo.
Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền; thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền đối với lĩnh vực quy định trên.
Điều 31 Luật PCRT quy định cụ thể 8 dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán gồm:
Một là, giao dịch mua, bán chứng khoán có dấu hiệu bất thường trong một ngày hoặc một số ngày do một tổ chức hoặc một cá nhân thực hiện.
Hai là, công ty chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Ba là, người không cư trú chuyển số tiền lớn từ tài khoản giao dịch chứng khoán hoặc thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư chứng khoán để chuyển tiền ra khỏi Việt Nam.
Bốn là, khách hàng thường xuyên bán tất cả cổ phiếu trong danh mục đầu tư và đề nghị công ty chứng khoán ký ủy nhiệm chi để khách hàng rút tiền mặt từ ngân hàng thương mại.
Năm là, khách hàng đầu tư bất thường vào nhiều loại chứng khoán không có lợi trong khoảng thời gian ngắn.
Sáu là, tài khoản chứng khoán của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền lớn không phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.
Bảy là, giao dịch mua, bán chứng khoán có nguồn tiền từ quỹ đầu tư được mở ở quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền.
Tám là, nhà đầu tư nước ngoài cư trú ở quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền góp vốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.