Bộ Công an trả lời về trường hợp lén lút xả thải ra môi trường

Thứ ba, 29/10/2024 15:51
(ThanhtraVietNam) - Bộ Công an trả lời về trường hợp lén lút xả chất thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân.

Vi phạm bảo vệ môi trường, Tổng Công ty giấy bị phạt gần 2 tỷ đồng

Bộ Công an tập huấn chuyển giao vụ việc dấu hiệu tội phạm phát hiện qua thanh tra

Giải pháp ngăn chặn lừa đảo trên không gian mạng của Bộ Công an

Liên quan đến việc lén lút xả chất thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân xung quanh khu vực xả thải, Bộ Công an đã có trả lời về hình thức xử lý.

Cụ thể, trường hợp các công ty lén lút xả chất thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Nghị định 45).

Căn cứ vào khối lượng chất thải xả ra môi trường và các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, công ty có thể bị xử lý như sau:

Một là, đối với hành vi xả chất thải (nước thải) có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường, bị xử phạt theo Điều 18 Nghị định 45.

Hai là, đối với hành vi xả chất thải (nước thải) có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường, bị xử phạt theo Điều 19 Nghị định 45.

Ba là, trường hợp Công ty có hành vi lén lút, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc đường thải khác để xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, ngoài việc bị xử phạt theo Điều 18, 19 Nghị định 45, tùy thuộc quy mô sản xuất, công ty còn bị xử phạt theo điểm g, Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 hoặc điểm h, Khoản 2, Khoản 3 Điều 11, Nghị định 45.

leftcenterrightdel
Theo quyết định số 983/QĐ -TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Giấy Việt Nam là Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu; sản xuất kinh doanh đa ngành trong các lĩnh vực như: Trồng rừng, chế biến gỗ, sản xuất giấy, bột giấy, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giấy in, giấy viết, giấy tissue, giấy bao bì, văn phòng phẩm, hoá chất, điện…Ảnh: PV

Trước đó, ngày 16/10/2024, tại Nhà máy sản xuất giấy in, giấy viết ở thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Phú Thọ đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH (viết tắt là: Vinapaco).

Ngày 24/10/2024, theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh này đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Vinapaco, tổng mức xử phạt là 1,98 tỷ đồng.

Theo đó, cơ sở này đã xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 3 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên; từ 1,5 lần đến dưới 3 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m3/ngày đến dưới 400 m3/ngày và thải khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần.

Ngoài xử phạt bằng tiền, UBND tỉnh Phú Thọ đã yêu cầu Vinapaco chấm dứt ngay hành vi vi phạm, dừng ngay việc xả nước thải, khí thải chưa đạt quy chuẩn cho phép ra môi trường; thực hiện nghiêm chỉnh quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, phân tích mẫu môi trường.

 

Điều 18 Nghị định 45 quy định, hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 đến dưới 3 lần bị xử phạt từ 650 đến 700 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên; từ 3 đến dưới 5 lần bị xử phạt từ 700 đồng đến 750 triệu đồng; từ 5 đến dưới 10 lần bị xử phạt từ 750 đến 850 triệu đồng; từ 10 lần trở lên bị xử phạt từ 850 đến 950 triệu đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung có thể là: Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 3 tháng đến 6 tháng; tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 6 tháng đến 12 tháng.

Ngoài ra, cơ sở vi phạm còn bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường.

 

Thái Minh

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra