Kon Tum ban hành Quy chế phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh

Thứ sáu, 13/09/2024 12:03
(ThanhtraVietNam) - Ngày 12/9/2024, UBND tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định số 47/2024/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh Kon Tum và phối hợp giải quyết những vụ việc tập trung đông người, phức tạp, kéo dài, vượt cấp.

Một số quy định mới về thanh tra chuyên ngành Công Thương

Khó khăn, vướng mắc trong việc xác minh tình tiết vi phạm hành chính

Một số điểm mới về thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra

Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra: Cơ chế và yêu cầu cải thiện

Sự phát triển của thuật ngữ “khiếu kiện hành chính” trong nền tư pháp Việt Nam

Phân biệt khái niệm khiếu nại và khiếu nại hành chính trong pháp luật Việt Nam

Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, phương thức, việc tổ chức tiếp công dân và trách nhiệm phối hợp giữa Ban Tiếp công dân tỉnh với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan đến việc tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (KNTC, KNPA); phục vụ công tác tiếp công dân của lãnh đạo Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh Kon Tum.

Đồng thời quy định nguyên tắc, nội dung, phương thức và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xử lý tình huống công dân tập trung khiếu kiện đông người tại các cơ quan Đảng và nhà nước trên địa bàn tỉnh, các trường hợp công dân của tỉnh đi KNTC, KNPA vượt cấp tại các cơ quan Trung ương ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (KNTC, KNPA vượt cấp). Các nội dung không quy định tại Quy chế này thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

leftcenterrightdel
Một buổi tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo tỉnh. 

Quy chế áp dụng với các cơ quan: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Ban Tiếp công dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức tham gia tiếp công dân. Công dân KNTC, KNPA đến trình bày trực tiếp tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiếp công dân.

Về nội dung phối hợp, các hoạt động phối hợp quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân.

Trụ sở Tiếp công dân tỉnh là nơi tiếp công dân đến KNTC, KNPA với Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ cùng Bí thư Tỉnh ủy vào ngày 22 hằng tháng, trường hợp trùng vào các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết theo quy định thì ngày tiếp công dân định kỳ sẽ vào ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp do bận công việc đột xuất không tiếp công dân định kỳ, việc tiếp công dân của Chủ tịch UBND tỉnh chuyển sang ngày làm việc khác trong tháng và được thông báo tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh hoặc trên Cổng thông tin điện tử tỉnh.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Tiếp công dân tỉnh tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh vào các ngày làm việc trong tuần.

leftcenterrightdel
Trụ sở Tiếp công dân tỉnh Kon Tum. 

Công dân có nhu cầu tham dự buổi tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo tỉnh phải đến Trụ sở Tiếp công dân tỉnh để trình bày nội dung KNTC, KNPA của mình, Tổ giúp việc, công chức tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp và hướng dẫn công dân thực hiện theo các quy định của Luật Tiếp công dân và theo Quy chế này. Ban Tiếp công dân tỉnh phối hợp, thông báo đến Ban Nội chính Tỉnh ủy các trường hợp công dân có nhu cầu tham dự tiếp xúc với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy để Ban Nội chính Tỉnh ủy tiếp nhận, báo cáo và tham mưu đồng chí Bí thư Tỉnh ủy xem xét quyết định việc tiếp công dân và thông báo cho công dân biết thực hiện.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm cử cán bộ, công chức phụ trách công tác tiếp công dân phối hợp chặt chẽ với Ban Tiếp công dân tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013 và Quyết định số 1017-QĐ/TU ngày 25/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Việc cử người tiếp công dân định kỳ theo Điều 12 Luật Tiếp công dân năm 2013 và Điều 12 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP.

Thanh tra tỉnh có trách nhiệm hối hợp chặt chẽ với Ban Tiếp công dân tỉnh, các sở, ban ngành, các cơ quan chức năng và các địa phương có liên quan chuẩn bị các nội dung phục vụ tiếp công dân của lãnh đạo tỉnh đối với các vụ việc KNTC, KNPA đông người, phức tạp, kéo dài, vượt cấp hoặc các điểm nóng phát sinh trên địa bàn tỉnh.

Giám đốc Công an tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng, bố trí lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn vào ngày tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo tỉnh, vào các ngày tiếp công dân khi có đề nghị của Ban Tiếp công dân tỉnh; có biện pháp xử lý kịp thời những người có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy tiếp công dân, gây rối trật tự, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xâm phạm tài sản của Nhà nước và công dân./.

Đỗ Văn Nhân - Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra