Một số điểm mới về hoạt động thương mại biên giới

Thứ ba, 08/10/2024 10:30
(ThanhtraVietNam) - Phương thức thanh toán, tiêu chuẩn hàng hóa, chủ thể hoạt động mua bán tại chợ biên giới, xuất nhập cảnh và phương tiện của Việt Nam… là những nội dung được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định quy định về hoạt động thương mại biên giới.

Có trách nhiệm trong vụ Thuận An, Chủ tịch tỉnh Bắc Giang bị kỷ luật

Xác minh tài sản, thu nhập tại 3 sở, 1 huyện, 1 doanh nghiệp ở Lào Cai

Chính phủ hỗ trợ 80 tỷ đồng cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3

Quảng Nam: Chuyển đổi vị trí công tác hơn 400 cán bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng

Triển khai đồng bộ giải pháp thực hiện Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang

Công việc này tăng tính minh bạch, đóng góp vào chống tiêu cực, tham nhũng và đảm bảo quyền công dân

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.

Thanh toán bằng tiền mặt chỉ áp dụng với cư dân biên giới

Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Nghị định số 14/2018/NĐ-CP quy định về phương thức thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới.

Cụ thể, quy định 3 phương thức thanh toán là: Thanh toán qua ngân hàng; thanh toán bù trừ giữa hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu (phần chênh lệch thanh toán qua ngân hàng); thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, theo quy định mới thì phương thức thanh toán bằng tiền mặt chỉ được áp dụng đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.

Trong đó, Nghị định số 122/2024/NĐ-CP quy định: “Cư dân biên giới thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này là công dân Việt Nam có nơi thường trú tại xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền”.

Lực lượng chuyên ngành kiểm tra, kiểm soát phương tiện tại tại cửa khẩu, lối mở biên giới

Tiêu chuẩn hàng hóa trong hoạt động thương mại biên giới được bổ sung tại Điều 4a. Theo đó, hàng hóa trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân, cư dân biên giới phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc và các điều kiện khác theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu. 

leftcenterrightdel
Một số điểm mới về hoạt động thương mại biên giới được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 122/2024/NĐ-CP của Chính phủ. (Ảnh: laocaitv.vn)

Đáng chú ý, quy định về chủ thể hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định 14/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Thương nhân, công dân mang quốc tịch Việt Nam đã đăng ký cư trú tại khu vực biên giới.

2. Thương nhân, công dân mang quốc tịch của nước có chung đường biên giới, có Hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực, còn giá trị sử dụng theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 51/2019/QH14 và Luật số 23/2023/QH15; thương nhân, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh của nước có chung đường biên giới đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật của nước có chung đường biên giới.

Nghị định số 122/2024/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 21 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định về xuất nhập cảnh người và phương tiện của Việt Nam.

Theo đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền, chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa, nhân viên phục vụ trên xe, tàu, thuyền là công dân Việt Nam thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 23/2023/QH15.

Riêng người điều khiển phương tiện, ngoài giấy tờ quy định nêu trên còn phải có giấy phép điều khiển phương tiện phù hợp với loại phương tiện điều khiển.

Phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa và chủ thể kinh doanh của Việt Nam được đi qua các cửa khẩu, lối mở biên giới quy định tại Nghị định này để ra hoặc vào chợ biên giới của nước có chung đường biên giới, phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu, lối mở biên giới.

Từ 01/01/2029 cư dân biên giới phải có mặt để làm thủ tục xuất nhập khẩu

Nghị định số 122/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2024. Trong năm 2029, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh số lần được miễn thuế và số tiền được miễn thuế cho nhập khẩu hàng hóa theo hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.

Từ ngày 01/01/2029, khi thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, cư dân biên giới phải có mặt để làm thủ tục xuất nhập khẩu.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2030, hàng hoá chỉ được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu quốc tế; cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); cửa khẩu phụ; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lối mở biên giới đã hoàn thành trình tự mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới, lối mở biên giới theo quy định pháp luật hiện hành và đã đạt thỏa thuận song phương về cho phép xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi hàng hóa./.

Hoàng Minh

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra