Quy định mới về hoạt động của thanh tra Công an nhân dân

Thứ năm, 02/01/2025 07:05
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Bộ Công an; Thanh tra Công an cấp tỉnh; Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ giúp Thủ trưởng Công an cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước và tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát môi trường

Bộ Công an thông tin một số kết quả phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Quy định mới về hoạt động giám sát Công an bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Thủ tục đăng ký xe trực tuyến toàn trình

Công an huyện bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách

Thanh tra Bộ Công an giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong Công an nhân dân; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của Bộ. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái Chánh Thanh tra Bộ được tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ trước khi quyết định.

Nghị định 164 ngày 25/12/2024 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra Công an nhân dân sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 10/2/2025.

Theo đó, cơ quan thanh tra Công an nhân dân gồm: Thanh tra Bộ Công an; Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Thanh tra Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Ngoài ra,  Công an huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và Công an các đơn vị có quân số từ 200 cán bộ, chiến sĩ trở lên, bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách, dưới 200 bố trí cán bộ thanh tra kiêm nhiệm.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra Công an nhân dân giúp Thủ trưởng Công an cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

Căn cứ ra quyết định thanh tra

Hoạt động thanh tra Công an nhân dân được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất theo quyết định thanh tra dựa trên một trong các căn cứ sau:

Một là, kế hoạch thanh tra hằng năm của Bộ Công an và Công an đơn vị, địa phương;

Hai là, yêu cầu của Thủ trưởng Công an có thẩm quyền;

Ba là, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền và phạm vi quản lý của Bộ Công an;

Bốn là, yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của lực lượng Công an nhân dân;

Năm là, căn cứ khác theo quy định của pháp luật.

Về kế hoạch thanh tra, Nghị định nêu rõ, chậm nhất vào ngày 10/11 hằng năm, Công an đơn vị, địa phương gửi dự thảo kế hoạch thanh tra của đơn vị mình để tổng hợp vào kế hoạch năm sau của Bộ.

Căn cứ định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của Bộ, Thanh tra Bộ xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành chậm nhất vào 10/12 hằng năm và gửi ngay đến đối tượng thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan, tổ chức liên quan.

leftcenterrightdel
Một buổi công bố quyết định xác minh tài sản, thu nhập do Thanh tra Bộ Công an triển khai. Ảnh: Ngô Tân 

Có thể ban hành kết luận sửa đổi, bổ sung, thay thế

Theo Nghị định, cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Cục tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày.

Cuộc thanh tra do Thanh tra Công an tỉnh tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.

Nội dung thanh tra hành chính là: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Công an.

Nội dung thanh tra chuyên ngành là: Thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của Bộ Công an.

Về ban hành và công khai kết luận thanh tra, Nghị định 164 quy định như sau:

Căn cứ báo cáo kết quả thanh tra, báo cáo kết quả thẩm định và các văn bản giải trình, tham gia ý kiến, người ra quyết định thanh tra chỉ đạo hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra, báo cáo, xin ý kiến Thủ trưởng Công an cùng cấp về dự thảo kết luận thanh tra.

Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Công an cùng cấp, người ra quyết định thanh tra phải hoàn thiện và ban hành kết luận thanh tra.

Trước khi công khai kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có thể ban hành kết luận sửa đổi, bổ sung, thay thế một phần hoặc toàn bộ kết luận khi có căn cứ cho thấy kết luận không bảo đảm đầy đủ, chính xác, khách quan, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Việc công khai kết luận thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 79 Luật Thanh tra.

Đối với kết luận thanh tra có chứa đựng nội dung thuộc bí mật nhà nước thì người ra quyết định thanh tra trích sao theo quy định và thực hiện công khai đối với các nội dung không chứa đựng bí mật nhà nước./.

Ngô Tân

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra