Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bổ nhiệm cấp phó của mình

Thứ bảy, 04/05/2024 22:15
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung đáng chú ý tại Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ, vừa được Bộ Chính trị ban hành.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra, phát hiện, xử lý vi phạm

Phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân

Xử lý trên 30 trường hợp vi phạm trong dịp nghỉ lễ

Lực lượng Công an tham gia Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Công đoàn Thanh tra Chính phủ tham gia Giải bóng đá công chức, viên chức, lao động

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm

Quy định này quy định phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện thí điểm về công tác cán bộ, gồm: Giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu; bầu bổ sung ủy viên ban thường vụ cấp ủy cùng cấp; bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng cấp dưới trực tiếp thuộc thẩm quyền quản lý.

Người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Quy định số 142 nêu rõ, căn cứ chủ trương của cấp có thẩm quyền, quy định của Bộ Chính trị, người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó.

Theo quy định mới, với nhân sự từ nguồn tại chỗ, người đứng đầu căn cứ số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và danh sách nhân sự trong quy hoạch lựa chọn, giới thiệu 1 nhân sự cho 1 chức danh để cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét đưa vào danh sách, tiến hành các bước tiếp theo.

Trường hợp nhân sự từ nguồn ở nơi khác, người đứng đầu căn cứ số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ giới thiệu 1 nhân sự cho 1 chức danh để cấp uỷ, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét tiến hành quy trình nhân sự.

Đối với trường hợp khuyết số lượng uỷ viên ban thường vụ thì người đứng đầu căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, đề án công tác nhân sự đại hội, danh sách quy hoạch để lựa chọn, giới thiệu nhân sự cho tập thể ban thường vụ xem xét, trình ban chấp hành giới thiệu bổ sung uỷ viên ban thường vụ.

Nếu nhân sự được ban chấp hành thống nhất giới thiệu thì ban thường vụ trình xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi tiến hành bầu cử.

leftcenterrightdel
Bộ Chính trị thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu về công tác cán bộ. (Ảnh minh họa, internet) 

Đồng thời, người đứng đầu cũng được quyền xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng của tổ chức, cơ quan, đơn vị ở cấp hành chính do mình trực tiếp quản lý theo quy định.

Cụ thể, căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu, nhiệm vụ, sau khi trao đổi, thống nhất ý kiến với cấp uỷ, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, người đứng đầu quyết định bổ nhiệm cán bộ.

Khi có căn cứ xem xét miễn nhiệm cán bộ theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc, người đứng đầu ban hành quyết định miễn nhiệm cán bộ và gửi văn bản đến cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ.

Chịu trách nhiệm kể cả khi chuyển công tác hoặc nghỉ hưu

Đáng chú ý, Quy định số 142 của Bộ Chính trị cũng quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Người đứng đầu phải có trách nhiệm bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác của nhân sự do mình giới thiệu.

Thực hiện nghiêm các quy định về công tác cán bộ, quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Đặc biệt, phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu trong 2 trường hợp, gồm: (1) Giới thiệu cán bộ để bầu cử, bổ nhiệm thiếu công tâm, khách quan; không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. năng lực công tác; (2) miễn nhiệm cán bộ không bảo đảm căn cứ, thủ tục theo quy định.

Việc xem xét xử lý trách nhiệm của người đứng đầu trong trường hợp vi phạm quy định này được thực hiện theo quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng và các quy định có liên quan.

Quy định số 142 được thực hiện với các cấp uỷ, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị từ cấp huyện trở lên. Riêng Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương có quy định riêng. Thời gian thực hiện thí điểm là 5 năm./.

PV

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra