Tuyên truyền thông tin thiết yếu qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet

Thứ năm, 30/05/2024 08:31
(ThanhtraVietNam) - Điểm mới đáng chú ý tại Mục 7, Nghị định 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động tuyên truyền qua mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin trên Internet.
leftcenterrightdel
 Ứng dụng mạng xã hội và internet truyền tải thông tin thiết yếu tới người dân nhanh hơn. Đồ họa: binhphuoc.gov.vn

Từ ngày 1/7/2024, Nghị định số 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở (bao gồm 4 Chương và 43 Điều) bắt đầu có hiệu lực.

Nghị định này quy định về hoạt động thông tin cơ sở; trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động thông tin cơ sở; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin cơ sở.

Nghị định này áp dụng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin cơ sở.

Đối tượng thực hiện tuyên truyền thông tin thiết yếu đến người dân qua mạng xã hội

Mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin trên Internet là loại hình thông tin truyên truyền bắt đầu nhận được sự quan tâm lớn của không ít đối tượng độc giả ở cơ sở bên cạnh truyền thanh và tuyên truyền viên cơ sở khi tỷ lệ dùng mạng xã hội, internet ở vùng sâu, vùng xa ngày càng tăng lên nhanh chóng.

Nghị định Nghị định 49/2024/NĐ-CP, mới quy định rõ: Đối tượng thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu đến người dân qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet là cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố (Các chủ thể).

Nội dung tuyên truyền thông tin thiết yếu qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet gồm: (1) Cung cấp, phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân. (2) Thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân. (3)Trao đổi, chia sẻ thông tin thiết yếu phù hợp với yêu cầu tiếp nhận thông tin của người dân; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố, tuân thủ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Trong đó, trách nhiệm của các chủ thể được nêu cao như: Phải lựa chọn mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet phù hợp và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin cung cấp, phổ biến, trao đổi, chia sẻ qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet theo quy định của pháp luật về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng xã hội và quy định của pháp luật về viễn thông.

Xây dựng quy trình tiếp nhận thông tin phản ánh và thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet.

Sử dụng tên hiệu thật của cơ quan, tổ chức, thôn, tổ dân phố khi cung cấp thông tin qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet.

Thực hiện biện pháp bảo mật tài khoản sử dụng mạng xã hội, tài khoản ứng dụng nhắn tin trên Internet và thông báo kịp thời tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân...

Cung cấp, phổ biến thông tin thiết yếu bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số

Đáng chú ý, trong hoạt động thông tin cơ sở, đài truyền thanh cấp xã được xếp đầu tiên với nhiều quy định mới về loại hình truyền thanh “truyền thống” gắn chặt với cơ sở từ nhiều năm nay.

Cụ thể, đài truyền thanh cấp xã là phương tiện thông tin, tuyên truyền được thiết lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn để thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: Ban hành Quy chế hoạt động của đài truyền thanh cấp xã phù hợp với đặc điểm sinh hoạt của người dân ở địa phương; Bố trí nhân sự vận hành hoạt động đài truyền thanh là công chức văn hóa - xã hội hoặc người hoạt động không chuyên trách cấp xã; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tuyên truyền, kỹ năng sử dụng thiết bị kỹ thuật, công nghệ truyền thanh đối với nhân sự vận hành hoạt động đài truyền thanh; Bố trí cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, công nghệ và các điều kiện cần thiết đáp ứng hoạt động của đài truyền thanh; kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên của đài truyền thanh; chi trả nhuận bút, thù lao đối với sản phẩm truyền thông nêu tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này theo quy định về nhuận bút, thù lao do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Đài truyền thanh cấp xã có trách nhiệm cung cấp, phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương. Đồng thời, thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân phù hợp với tính chất, yêu cầu của nội dung thông tin phát trên đài truyền thanh.

Bên cạnh đó, Nghị định mới cũng quy định cụ thể về Bảng tin công cộng (bao gồm: Đối tượng thiết lập và quản lý, điều kiện thiết lập, nội dung, cách thức hoạt động, cách thức hoạt động của bảng tin công cộng).

Tiếp đó, Nghị định mới cũng quy định rạch ròi về bản tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở với nội dung, hình thức cụ thể.

Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin phục vụ hoạt động thông tin cơ sở trên cả nước

Theo Nghị định 49/2024/NĐ-CP, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan:

Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển và các văn bản quy phạm pháp luật về thông tin cơ sở; Cung cấp thông tin phục vụ hoạt động thông tin cơ sở trên phạm vi cả nước; Phổ biến, giáo dục pháp luật về thông tin cơ sở; Tổ chức hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về thông tin cơ sở; quản lý hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở trung ương và thực hiện hợp tác quốc tế về thông tin cơ sở.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực tham gia hoạt động thông tin cơ sở; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê hoạt động thông tin cơ sở; Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng; ban hành quy định, quy chế và tổ chức hội thi, liên hoan, giải thưởng thuộc lĩnh vực thông tin cơ sở./.

T.A

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra