Thứ bảy, 25/02/2023 - 23:15 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Để triển khai các chương trình mục tiêu Quốc gia cần tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn triển khai thực hiện bảo đảm đúng quy định hiện hành và tiến độ được giao; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thanh tra, kiểm tra cùng cấp để công tác kiểm tra, giám sát phải thực chất, hiệu quả và đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện.
Chủ động, quyết liệt hơn nữa trong công tác triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Công điện nêu rõ, các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết những vấn đề cấp thiết, bức bách nhất của đời sống Nhân dân, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và người dân đặc biệt quan tâm.
Đến nay, Trung ương đã ban hành cơ bản đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống cơ chế, chính sách khung để thực hiện các chương trình với 71/73 văn bản; 02 văn bản còn lại đang được các bộ, cơ quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ bản hoàn thành trong Quý I năm 2023. Tuy nhiên, công tác giải ngân vốn từ nguồn ngân sách Trung ương đến nay vẫn còn hạn chế; việc ban hành các văn bản quản lý và triển khai tổ chức thực hiện ở các địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, một số nội dung thuộc các chương trình mục tiêu Quốc gia chưa được các bộ, ngành Trung ương hướng dẫn; một số nội dung đã có văn bản hướng dẫn nhưng chưa rõ ràng hoặc chưa có sự thống nhất giữa các văn bản hướng dẫn của Trung ương; một số nhiệm vụ, chỉ tiêu Trung ương giao chưa phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Cùng với đó, chưa có sự thống nhất về cách hiểu và triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn của Trung ương tại các địa phương; các dự án đầu tư nhỏ lẻ, dàn trải dẫn đến số lượng hồ sơ, thủ tục phải triển khai lớn, trong khi đó năng lực đội ngũ cán bộ ở một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; một số địa phương chưa phân bổ hết nguồn vốn ngân sách Trung ương giao năm 2023; vốn được giao năm 2023 và vốn được kéo dài thời gian thực hiện giải ngân từ năm 2022 khá lớn, tạo áp lực đối với việc triển khai và giải ngân.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương theo thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ được giao khẩn trương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý các khó khăn, vướng mắc của các địa phương; có văn bản trả lời, hướng dẫn, diễn giải cụ thể và đồng gửi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để các địa phương tham khảo, triển khai thực hiện bảo đảm thời hạn được giao; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền những nội dung vượt thẩm quyền.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ưu tiên dự án khả thi, hiệu quả
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương là chủ dự án thành phần của các chương trình mục tiêu quốc gia tích cực theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện các dự án thành phần được giao chủ trì quản lý tại các địa phương để chủ động rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách theo tinh thần tháo gỡ các "nút thắt", khơi thông các "điểm nghẽn", phù hợp tình hình thực tiễn, tạo điều kiện cho các địa phương tổ chức triển khai thực hiện thuận lợi, thông suốt, hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Đối với địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chủ động, quyết liệt hơn nữa trong công tác triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; phát huy các kết quả đã đạt được, khắc phục các tồn tại, hạn chế, trong đó tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như khẩn trương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ các quy định khung, văn bản quản lý, điều hành để triển khai thực hiện các chương trình ở địa phương; hoàn thành trong Quý I năm 2023.
Tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng hoàn thiện, thống nhất trong công tác triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn, đặc biệt là trong công tác xây dựng cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của địa phương; nghiên cứu xây dựng sổ tay hướng dẫn chi tiết cụ thể và hồ sơ Mẫu để phổ biến, tập huấn, đào tạo cho cấp cơ sở.
Kịp thời rà soát, tổng hợp các văn bản quản lý, điều hành đã ban hành để triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia ở địa phương. Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các sở, ngành đơn vị trong việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách và văn bản triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; rà soát danh mục các dự án đầu tư, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tính khả thi, hiệu quả, khả năng giải ngân để tập trung thực hiện bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh dàn trải, rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.
Công điện cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao bảo đảm đúng quy định hiện hành và tiến độ được giao; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thanh tra, kiểm tra cùng cấp để công tác kiểm tra, giám sát phải thực chất, hiệu quả và đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện. Bộ, ngành, địa phương liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ hàng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện./.
Đoàn Thanh Kỳ
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương, nghiêm túc thực hiện Kết luận thanh tra số 138/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ, trong đó quy định thời hạn hoàn thành trong tháng 6/2025.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 9/5/2025 thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 do Bộ Nội vụ trình, hoàn thành việc sắp xếp 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều vi phạm nghiêm trọng, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 463,8 tỷ đồng; đồng thời kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND TP Cần Thơ các thời kỳ có liên quan.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Sau khi Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương lần lượt thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sáp nhập, phương án về cơ cấu hành chính mới của TP. Hồ Chí Minh (tên gọi sau hợp nhất) đã được định hình.
Thanh Thủy - Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa ban hành Đề án về kết thúc hoạt động của đảng bộ cấp huyện, đảng bộ cấp xã cũ; thành lập đảng bộ cấp xã mới.
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Trước bối cảnh biến động thương mại toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 59/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Đó là đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ 11 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) được xây dựng theo hướng tổ chức lại hệ thống thanh tra thành hai cấp, cắt giảm hơn 40% thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Tình trạng thực phẩm chức năng giả mạo, kém chất lượng đang trở thành một vấn đề nhức nhối, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng. Trong bối cảnh thị trường thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ dưỡng và thực phẩm dinh dưỡng y học ngày càng phát triển, các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm giả đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra về công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai tại thành phố Cần Thơ; trong đó đã chỉ ra nhiều vi phạm trong công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại địa phương này.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trước thực trạng thuốc giả và thuốc kém chất lượng vẫn len lỏi trên thị trường, gây nguy hại cho sức khỏe người dân và làm suy giảm niềm tin vào hệ thống y tế, Bộ Y tế đã và đang triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý dược.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức hiện hành được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp
Dương Nguyễn