TTCP phát động phong trào thi đua năm 2023: Siết chặt kỷ cương, tăng cường hiệu quả

Thứ ba, 17/01/2023 14:34
(ThanhtraVietNam) - “Siết chặt kỷ cương, tăng cường hiệu quả” là chủ đề phong trào thi đua năm 2023 mà Thanh tra Chính phủ đặt ra. Nhằm tiếp tục rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống; trình độ, năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm; tăng cường đoàn kết, hợp tác, phối hợp, trao đổi học tập kinh nghiệm trong công tác, xây dựng cơ quan, đơn vị, ngành Thanh tra trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Cụ thể, ngày 12/01/2023, Thanh tra Chính phủ ban hành Kế hoạch số 66 /KH-TTCP về phát động phong trào thi đua năm 2023. Đây là năm bản lề thực hiện các nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tễ - xã hội 5 năm (2021-2025).

Theo đó, tổ chức phong trào thi đua phải có sự đổi mới về cả nội dung, hình thức và phương pháp; xác định rõ biện pháp tổ chức thực hiện; tiêu chí đánh giá thi đua phải bám sát mục tiêu thi đua; chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo không khí thi đua sôi nổi, cổ vũ các tập thể, cá nhân phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

Công tác thi đua khen thưởng gắn với hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Ngành, của đơn vị theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương trên các lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm ổn định trật tự xã hội, góp phần phát triển kinh tế của địa phương, của đất nước.

leftcenterrightdel
 

Cụ thể, kế hoạch thi đua có những nội dung chính sau:

Một là, tiếp tục phổ biến, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua khen thưởng: Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003, Luật sửa đối, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chỉ thị số 34- CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thương”; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 2100/CT-TTCP ngày 02/12/2020 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2021-2025). Đồng thời, xây dựng kế hoạch phổ biến, quán triệt và tổ chức thi hành Luật Thi đua, khen thưởng số 06/2022/QH15 ngày 15/6/2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành để triển khai thực hiện khi có hiệu lực thi hành vào 01/01/2024.

Hai là, tiếp tục đổi mới công tác thi đua theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị: Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua; bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tổ chức phát động với các hình thức thi đua phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí cụ thể, nội dung thiết thực, triển khai có hiệu quả, chống hình thức. Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biếu để biếu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới phương pháp tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua, bảo đảm thực hiện đồng bộ ở cả bốn khâu: phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Quan tâm tạo điều kiện để các điển hình tiên tiến được tuyên truyền nêu gương, tạo sự lan tỏa trong cơ quan, đơn vị và trong ngành Thanh tra.

Ba là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, trong đó yêu cầu Chánh Thanh tra các bộ, ngành, địa phương; Thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ.

Bốn là, thi đua đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động thanh tra; áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Ngành trên các lĩnh vực hoạt động:

-    Công tác thanh tra, kiểm tra: Đảm bảo có trọng tâm, trọng điếm, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội của các cấp, các ngành. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, đảm bảo tiến độ, chất lượng thanh tra; việc chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự theo đúng quy định. Việc tăng cường thanh tra công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa phương phát sinh nhiều vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, dư luận có nhiều ý kiến: Như các dự án theo hình thức BOT, BT; dự án hạ tầng giao thông; đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất đai; khai thác tài nguyên, khoáng sản; cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; việc mua bán, chuyển nhượng, mua sắm tài sản công; tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài, công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ... Toàn Ngành phấn đấu hoàn thành 100% các cuộc thanh tra theo kế hoạch, các cuộc thanh tra diện rộng, thanh tra đột xuất được giao;

-    Công tác tiếp công dân, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo: Tiếp tục triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung tham mưu giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85% và tố chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật đạt tỷ lệ trên 90%;

-    Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Tiếp tục triển khai có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Tập trung thanh tra, kiếm tra trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là công tác kê khai tài sản, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Hoàn thiện the chế, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó, đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường phối họp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc cung cấp thông tin phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; triển khai có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng, tiêu cực cao.

-    Đẩy mạnh cải cách hành chính; xây dựng thể chế và xây dựng Ngành: Tập trung vào triển khai Luật Thanh tra; xây dựng và trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn thực hiện; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, góp phần đối mới phương thức làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nghiên cứu khoa học. Thanh tra các cấp, các ngành tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, trong đó chú trọng xây dựng tổ chức bộ máy để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ.

Năm là, tiếp tục hưởng ứng các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động: Phong trào thi đua “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chổng và chiến thắng đại dịch Covỉi-19”; “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát trỉến “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”. Triển khai phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Hoạt động thanh tra chú trọng thanh tra vào các chương trình, mục tiêu phục vụ xây dựng nông thôn mới nhằm ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm trong quản lý, kiến nghị chấn chỉnh kịp thời với cấp có thẩm quyền biện pháp khắc phục. Tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân đế giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn để ổn định tình hình trật tự xã hội, phục vụ phát triến kinh tế nông thôn. Tích cực tham gia vào các phong trào do Trung ương, bộ ngành, địa phương phát động để ủng hộ người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa; ủng hộ đồng bào nơi gặp thiên tai; các gia đình chính sách./.

Quỳnh An
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra