Làng nghề đan lát lục bình trước nguy cơ đóng cửa

Thứ ba, 17/05/2016 15:21
(ThanhtraVietnam) - Nước mặn xâm nhập sâu với nồng độ cao vào nội đồng tỉnh Hậu Giang đang ảnh hưởng nặng nề đến người trồng bèo lục bình (bèo tây) trên sông. Cùng với đó, những người sống nhờ vào nghề cắt bèo lục bình cũng gặp nhiều khó khăn, bởi mất nguồn thu nhập đáng kể. Các cơ sở, làng nghề đan lát lục bình nơi đây có nguy cơ đóng cửa một thời gian.
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Những ngày đầu tháng 5/2016, dọc con sông Cái Lớn qua các địa bàn huyện Vị Thủy, thành phố Vị Thanh, huyện Long Mỹ thuộc tỉnh Hậu Giang đâu đâu thấy cũng cảnh bèo lục bình héo khô, trôi lềnh bềnh đầy sông. Tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy những ngày này đang có hàng chục hécta lục bình của người dân trồng trên sông để cắt làm nguyên liệu bán cho các cơ sở đan lát cứ chết dần, chết mòn do nước sông nhiễm mặn. Nhiều năm qua, xã Vĩnh Thuận Tây có hơn 30 hộ sinh sống bằng nghề trồng lục bình trên sông. Đây được xem như nguồn thu nhập chính đối với họ. Gia đình bà Trương Thị The ở ấp 4 xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy trồng gần 8.000m2 lục bình gần 10 năm qua nhưng chưa năm nào gặp phải cảnh khốn khó như hiện nay. Bà The cho biết, trước giờ gia đình bà sống bằng cách trồng lục bình và cắt phơi khô bán nguyên liệu cho các cơ sở đan lát. Các năm qua với 8.000m2 lục bình, gia đình có thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng. Nhưng giờ nguồn thu này coi như mất, vì nước mặn xâm nhập vào sông Cái Lớn làm toàn bộ diện tích lục bình nhà bà trồng chết hết. Giờ không còn việc gì làm để kiếm sống, phải chờ hơn 4 tháng nữa mới có lục bình để cắt bán.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Ông Bùi Tiền Giang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, cho biết độ mặn trên hai con sông chính nơi người dân trong xã khoanh nuôi trồng lục bình luôn dao động từ 14&nbsp;phần nghìn đến 17 phần nghìn, nên lục bình chết hết. Hiện toàn xã có khoảng 200 hộ dân trồng lục bình ven sông Nước Trong và Nước Đục có hơn 100 ha coi như mất trắng. Rất nhiều hộ không có đất sản xuất, chủ yếu sống nhờ nghề này đang gặp rất nhiều khó khăn. Địa phương đã tổng hợp báo cáo để xem xét có hướng hỗ trợ, đồng thời thực hiện nhanh việc chuyển đổi nghề, mà chủ yếu cho bà con học trồng nấm rơm nhằm tận dụng nguồn rơm có sẵn, đất ven các tuyến kênh. Bà Trần Thị Hà, ở ấp 3, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, cho biết gia đình chỉ có nghề cắt lục bình để mưu sinh. Bình quân mỗi ngày, tiền công cắt lục bình của nhà bà được từ 170.000 – 180.000 đồng, đủ nuôi sống gia đình. Năm nay, mặn gay gắt, lục bình cháy rụi, nên khoảng một tháng nay nhà bà không có việc làm, cuộc sống cũng vì thế mà thêm túng thiếu. Hiện nay, chồng bà đã đi giữ vịt thuê để lo miếng cơm hàng ngày.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/thaiduong/2016_5/luc_binh_hau_giang.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Người dân Hậu Giang buồn bã trước ruộng lục bình chết khô</div></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Tại Hợp tác xã Thanh Tú ở ấp 10, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang những ngày này vắng vẻ người đan giỏ lục bình do nguyên liệu đang cạn dần. Bà Lê Thị Ngọc Thu, Giám đốc Hợp tác xã Thanh Tú, cho biết hiện nay hợp tác xã còn duy trì nguồn nguyên liệu cho người dân đan lát được khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu đang cạn dần và khả năng thiếu hụt nguyên liệu là rất cao từ vài ba tháng tới. Vì lục bình từ lúc trồng đến thu hoạch phải mất hơn 3 tháng, trong khi hiện nay nước vẫn còn mặn, người dân chưa thể trồng lục bình lại. Ông Lê Văn Trong, Chủ nhiệm Tổ hợp tác Chí Công ở ấp 8, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, cho biết cuối tháng 4, đầu tháng 5 hằng năm gia đình ông thường trữ khoảng 1 tấn lục bình khô để giao lại cho thợ đan lát, nhưng giờ chỉ còn khoảng 100 kg. Trong khi đó, Tổ hợp tác có 22 thành viên với hơn 100 thợ đan lát lục bình, mỗi tháng giao hàng cho đơn vị mua xuất khẩu trị giá khoảng 150 triệu đồng, nay doanh số sụt giảm do nguồn cung nguyên liệu khan hiếm. Hiện sản phẩm cung cho đơn vị thu mua đã giảm hơn 10%, nhưng nếu nguồn lục bình cứ khan hiếm và dự kiến đến cuối năm mới có trở lại thì những tháng tới nguồn cung sản phẩm đan lục bình xuất khẩu sẽ thiếu hụt trên 30%.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Theo một báo cáo mới đây của UBND tỉnh Hậu Giang, nước mặn xâm nhập sâu với nồng độ cao vào nội đồng tỉnh đã làm khoảng 1.400 hộ làm nghề đan lát lục bình bị ảnh hưởng do không cung ứng đủ mỗi tháng 30 tấn lục bình khô làm nguyên liệu, thiệt hại trên 200 triệu/tháng. Cũng như nhiều cơ sở, làng nghề đan lát lục bình của tỉnh có nguy cơ đóng cửa một thời gian. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp cấp bách để đối phó và giảm thiệt hại mức thấp nhất do mặn xâm nhập. Theo đó, Hậu Giang tiếp tục tuyên truyền nâng cao ý thức của dân trong phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn. Đồng thời, những địa phương này tăng cường công tác dự báo, thông báo thường xuyên liên tục để nhân dân nắm bắt mặn xâm nhập, kịp thời phòng tránh có hiệu quả.&nbsp; Cùng với đó, Hậu Giang triển khai xây dựng nhanh các công trình cống, đập thời vụ, thực hiện nạo vét kênh mương nội đồng để ngăn mặn, trữ nước ngọt. Song song, các cấp các ngành của tỉnh phối hợp tốt nhằm chăm lo đời sống người dân vùng mặn không thiếu nước uống, nước sinh hoạt, dịch vụ y tế được đảm bảo. Đặc biệt, tỉnh đang nắm lại tình hình hoạt động của các cơ sở, làng nghề đan lát và người dân mưu sinh từ cây lục bình để xem xét chính sách hỗ trợ, cũng như có định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người làm nghề nuôi trồng, đan lát lục bình bị ảnh hưởng./.&nbsp; &nbsp; &nbsp;&nbsp;<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">(Tổng hợp)</span></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra