Quyền sở hữu trí tuệ đang thách thức.

Thứ ba, 12/04/2016 14:43
(ThanhtraVietnam) - Việt Nam là một trong những nước gặp khó khăn nhất về thực hiện nghĩa vụ và luật pháp đối với SHTT khi chuẩn bị gia nhập Hiệp định đầu tư thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Do trình độ phát triển về kinh tế, xã hội của Việt Nam hiện chưa theo kịp, đặc biệt là việc bảo hộ độc quyền đối với dữ liệu thử nghiệm dược phẩm và nông hoá phẩm, việc kéo dài thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Với việc nước ta đang mở rộng tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương, nền kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, trong đó có sự thực hiện các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Ngay với thời điểm trước đó, để có thể ký được các hiệp định thương mại ấy, những bất cập về SHTT cũng cần phải được chỉnh đốn. Quyền SHTT thì quan trọng như thế, nhưng với người dân nước Việt ta, kể cả giới doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, là những người cần phải biết và thực hiện nghiêm nhất về tôn trọng quyền SHTT đều vẫn còn nhiều ngây thơ, ít hiểu biết, phần nữa là liều mình vi phạm. Nhớ lại thủa nước ta mới từ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường và bước đầu hội nhập kinh tế toàn cầu, cho đến gần đây, ra chợ, nhất là Chợ Trời ở Hà Nội, vào siêu thị, dạo cửa hàng phố phường, tới các hiệu sách, chúng ta bắt gặp nhan nhản những vi phạm quyền SHTT. Như là khai thác mạng thông tin lấy các tài liệu làm ra sản phẩm, là SHTT của thiên hạ, về xài vô tư, làm giả theo để bán thu lợi nhuận cao mà không hề xin phép, chẳng trả tiền tác quyền. Tình trạng đạo văn, ăn cắp SHTT của người trong nước, người nước ngoài, rồi xào nấu thành tác phẩm, luận văn, công trình nghiên cứu của mình diễn ra khá phổ biến. Nhiều hơn nữa là đánh cắp công nghệ, thương hiệu, để mất thương hiệu, dẫn đến kiện tụng trong nước với nhau, hoặc với nước ngoài, tốn tiền tỷ đòi lại thương hiệu song có khi được có khi không. <o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Búc xúc rối ren, tiếc nuối, nhiều thương vụ mở rộng hội nhập bị từ chối vì vi phạm quyền SHTT, những thiệt thòi, bất cập càng gia tăng trong những năm gần đây. Báo cáo tại Hội nghị về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tổ chức mới đây, cơ quan chức năng cho biết: trong năm 2015 Thanh tra bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai 54 cuộc thanh tra các cơ sở sản xuất có liên quan đến sáng chế và sở hữu công nghiệp, phát hiện 40 cơ sở vi phạm pháp luật về sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, phạt tới 1,6 tỷ đồng, tịch thu tiêu huỷ hàng nghìn sản phẩm giả mạo nhãn hiệu. Không những nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong nước làm hàng giả, vi phạm quyền SHTT, một số cơ sở kinh doanh còn nhập lậu những hàng hoá xâm phạm quyền SHTT, lợi dụng việc thông thoáng trong thủ tục hải quan, không khai báo trên tờ khai hải quan nhãn hiệu của hàng hoá nhập khẩu, khai sai tên hàng, trộn lẫn hàng giả vào hàng thật, hoặc chuyển lậu hàng vi phạm quyền SHTT qua biên giới. Trong năm 2015 chỉ riêng lực lượng cảnh sát kinh tế đã phát hiện 631 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả xâm phạm quyền SHTT, tịch thu tiêu huỷ trên 3,6 triệu sản phẩm hàng hoá vi phạm, khởi tố 113 vụ, 145 vị can, xử lý hành chính 497 vụ. Có thể thấy hiện nay phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa chủ động thực hiện bảo vệ quyền và tài sản SHTT của mình, mà còn mang nặng tâm lý trông chờ nhà nước, ỷ lại cho các cơ quan thực thi pháp luật. Họ chưa có ý thức trong việc đăng ký bảo hộ sản phẩm, tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng vi phạm. Mặt khác, pháp luật hiện hành vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập đối với bảo vệ quyền SHTT, chưa có sự phân biệt rỗ ràng giữa biện pháp hình sự và biện pháp hành chính trong xử lý vi phạm SHTT. Khái niệm gây hậu quả nghiêm trọng tuỳ theo các mức độ cũng chưa định nghĩa rõ.<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Do thế, khi chuẩn bị gia nhập Hiệp định đầu tư thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> là một trong những nước gặp khó khăn nhất về thực hiện nghĩa vụ và luật pháp đối với SHTT. Yêu cầu về SHTT của TPP cao hơn nhiều so với các điều khoản ta đã ký và đang thực hiện của Hiệp định thương mại thế giới (WTO ) vì tác động toàn diện lên hệ thống pháp luật và có những chuẩn mực quá cao về bảo hộ quyền SHTT. Trong khi đó trình độ phát triển về kinh tế, xã hội của Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> hiện chưa theo kịp, đặc biệt là việc bảo hộ độc quyền đối với dữ liệu thử nghiệm dược phẩm và nông hoá phẩm, việc kéo dài thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Đối với việc thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu ( EVFTA) thì hiện còn những vấn đề về SHTT Việt Nam chưa tuân thủ các cam kết, gồm: độc quyền công bố đến công chúng của người biểu diễn, nhà sản xuất các bản ghi âm ghi hình; quy trình và cách thức bảo hộ đối với 169 chỉ dẫn địa lý của EU liệt kê trong EVFTA; cam kết bù đắp thời hạn sáng chế dược phẩm cho những chậm trễ trong cấp phép lưu hành; và nguyên tắc suy đoán về quyền của người có tên trên tác phẩm. Lại còn có một nhóm cam kết mà pháp luật về SHTT của Việt Nam đã có quy định nhưng chưa hoàn toàn tương thích như: một số biện pháp bảo hộ chi tiết nhằm chống lại hành vi xâm phạm các biện pháp kỹ thuật bảo vệ quyền hay các thông tin quản lý quyền; một số tiêu chuẩn bảo hộ mới đối với kiểu dáng công nghiệp; một số yêu cầu tăng cường thẩm quyền của cơ quan nhà nước khi triển khai các biện pháp nhân sự trong thực thi quyền SHTT. Bởi vậy việc đề xuất giải pháp sửa đổi pháp luật Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> cho phù hợp với việc thực thi quy định về SHTT của các hiệp định thương mại là rất cần thiết. Đặc biệt, Liên minh châu Âu là đối tác có thế mạnh trong sáng tạo và là một trong các nguồn xuất khẩu sản phẩm SHTT hàng đầu thế giới, nên đòi hỏi cao hơn về tiêu chuẩn bảo hộ cũng như các biện pháp thực thi, Việt Nam ký kết hiệp định thương mại với họ thì tất nhiên là phải thực hiện cho tốt. Đáng mừng là Chính phủ đang nỗ lực xây dựng một hệ thống pháp luật về SHTT cũng như bộ máy cơ quan thực thi pháp luật để bảo hộ và bảo vệ quyền SHTT. <o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<i>Tổng hợp</i></font><font face="Times New Roman" style="font-size: 13pt;"><o:p></o:p></font></span></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra