Các điểm nhấn đáng chú ý tại Hội báo toàn quốc 2022

Thứ năm, 14/04/2022 17:05
(ThanhtraVietNam) – Trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc 2022, hoạt động Trưng bày chuyên đề "100 năm Báo Le Paria" và Triển lãm ảnh báo chí "Những nẻo đường xuân" tạo nên những điểm nhấn cho ngày hội những người làm báo diễn ra từ 13-15/4, tại Hà Nội.

Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2022

Trưng bày chuyên đề "100 năm Báo Le Paria" càng ý nghĩa hơn tại Hội báo toàn quốc năm 2022, khi đây là sự kiện đánh dấu cột mốc lịch sử kỉ niệm 100 năm tờ báo ra đời dưới sự tham gia sáng lập, điều hành của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

leftcenterrightdel
Khu trưng bày  "100 năm Báo Le Paria". Ảnh: T.A

Theo những tài liêu, giấy tờ liên quan được lưu giữ, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã cùng các đồng chí của mình sáng lập và làm báo "Người cùng khổ", tạo ra "một luồng gió mới thổi đến nhân dân các nước bị áp bức". Báo đã góp phần truyền tải những thành quả mang tính thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga, tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đoàn kết đấu tranh giành tự do, độc lập.

leftcenterrightdel
 Ảnh: T.A

Đáng chú ý hoạt động trưng bày chuyên đề có trích đoạn Truyền đơn của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cổ động mua báo Viêt Nam Hồn, ngày 15/5/1923 tại Paris, Pháp: "Mình là người Viêt, khách địa làm ăn. Chẳng đọc Hán văn, không xem Pháp tự. Việc đời hay dở, lành dữ mặc ai, tuy có mắt tai, cũng không nghe thấy. Phân mình là vậy, vận nước thế nào, anh chị đồng bào, có hay chăng nhẽ. Cũng vì thế, tôi muốn làm ra, môt báo tiếng ta, cho đồng bào đọc. Chẳng nài khó nhọc, dám kể công trình. Mong mỗi người mình, mở mày, mở măt. Báo này sẽ đăt tên Viêt Nam Hồn. Môt tháng hai lần, mỗi lần trăm bản. Xin anh em bạn, ai có muốn coi, cắt gửi cho tôi, cái toa mãi chỉ. Mấy lời chung thủy, thư bất tân ngôn."

Viêc Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức sưu tầm và trưng bày "100 năm Báo Le Paria"  tại Hội báo toàn quốc năm 2022, góp phần lan tỏa ánh sáng nhân văn và phong cách, đạo đức báo chí Hồ Chí Minh - di sản quý báu Người để lại cho đất nước và nhân dân ta, cho các thế hệ người làm báo.

leftcenterrightdel
Nhiều người làm báo tham quan "Những nẻo đường xuân" . Ảnh: T.A

Triển lãm ảnh "Những nẻo đường xuân" được tổ chức trong bối cảnh đất nước đã có những bước chuyển mình sang giai đoạn bình thường mới sau những ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Các tác phẩm ảnh tại triển lãm "Những nẻo đường xuân" đã truyền đạt được khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, những câu chuyện, thời khắc vui tươi, và cả những niềm tin vượt qua khó khăn, thích ứng với điều kiện bình thường mới.

leftcenterrightdel
 Một số tác phẩm đáng chú ý. Ảnh: T.A

Ban Tổ chức đã tổng kết và trao giải triển lãm ảnh báo chí "Những nẻo đường xuân" cho các tác phẩm tiêu biểu như: "Phút chia tay" (Giải nhì - Tác giả Phạm Đức Nghi); "Nắng xuân về trên đồi chè" (Giải Nhì - Tác giả Vũ Văn Thông); "Lễ rước nước" (Giải Ba - Tác giả Nguyễn Hải Huy); "Ánh sáng mùa xuân" (Giải Ba - Tác giả Nguyễn Trung Kiên); các Giải Khuyến khích: "Lễ hội Nhảy lửa Pà Thèn" (Tác giả Dương Hồng Mai) và "Mùa cói" (Tác giả Lê Hữu Nam)…

leftcenterrightdel
 Tác phẩm đạt Giải Nhì. Ảnh: T.A

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi, sự nhiệt tình, lòng yêu nghề của các thành viên trong Câu lạc bộ Ảnh báo chí là rất đáng ghi nhận, điều đó đã làm nên một cuộc triển lãm ảnh thành công như "Những nẻo đường xuân".

Tràng An
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra