Thăm nhà tù Phú Quốc, cảm phục ý chí kiên cường của các chiến sỹ cộng sản

Thứ tư, 31/08/2022 17:56
(ThanhtraVietNam) – Đặt chân đến nhà tù Phú Quốc, được nghe thuyết minh về những câu chuyện thời chiến, những tội ác dã man của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để thêm cảm phục ý chí kiên cường, bất khuất của những chiến sỹ cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Nhà tù Phú Quốc là trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam lớn nhất, đã từng giam giữ tới 40.000 binh sĩ, tù binh là những chiến sĩ cách mạng trung kiên. Đây được ví như là “địa ngục trần gian” và đã có khoảng 4.000 người bị giết bởi nhiều hình thức tra tấn dã man. Năm 1995, nhà tù Phú Quốc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và được mở cửa cho du khách đến tham quan. 


Nhà tù Phú Quốc được xây dựng trên diện tích 400ha với gần 500 ngôi nhà chia thành 12 khu (loại có 2 phân khu) và 10 khu (loại có 4 phân khu được đánh dấu A,B,C,D). Mỗi khu trại có thể chứa 3.000 tù nhân. 
leftcenterrightdel

leftcenterrightdel
Xung quanh mỗi phân khu là 4 vọng gác được canh chừng 24/24 và 10 vọng gác lưu động. Nhà tù được bao bọc bởi 10 lớp thép gai kẽm chằng chịt, xung quanh trại không có dân cư sinh sống tạo nên một điểm cách ly với bên ngoài.   
leftcenterrightdel
Chuồng cọp kẽm gai là một trong những sáng chế dã man nhất mà Mỹ - Ngụy đã dùng để hành hạ, tra tấn tù binh tại Nhà tù Phú Quốc. Phân khu nào cũng có 2-3 chuồng cọp kẽm gai được tạo ra bằng cách đan chằng chịt dây kẽm gai xung quanh và trên nóc. Có nhiều loại với kích thước khác nhau, có loại chúng nhốt một người, có loại chúng nhốt 3-5 người. Có loại người tù phải nằm dưới đất cát; có loại người tù chỉ đứng lom khom, có loại chỉ ngồi. Tất cả các loại chuồng cọp này chỉ cần người tù nhúc nhích hoặc thay đổi tư thế đều bị kẽm gai đâm vào cơ thể. 
leftcenterrightdel
Tt cả chuồng cọp đều được để ngoài trời. Tù binh khi bị phạt nhốt vào chuồng cọp sẽ bị bọn giám thị bắt phải cởi hết quần áo, chỉ cho mặc mỗi quần cụt để phơi nắng, mưa, sương gió suốt ngày đêm. Ở đây tù binh chỉ được ăn một ít cơm với muối hoặc không có muối phải ăn nhạt; mỗi ngày chỉ được 1-2 ca nước uống, phải đi vệ sinh tại chỗ. Những đêm lạnh cóng chúng cho dội nước lên người mà chúng gọi là giải khát cho cọp hoặc rửa chuồng. Những ngày nóng nực, chúng cho dội nước muối lên người và gọi là ướp cho mau lên cân, có khi chúng cho đốt lửa cạnh chuồng cọp. Tù binh bị nhốt trong chuồng cọp vài ngày là toàn thân bị lột da. Nhiều người bị nhốt lâu ngày, da non mọc lên lại bị cháy, bị lột nhiều lần. Nhiều người chịu đựng không nổi với cái nóng, cái lạnh, đói khát nên đã bị chết tại những chuồng cọp này. 
leftcenterrightdel
Sau Mậu Thân 1968, cuộc chiến giữa ta và Mỹ - ngụy càng trở nên quyết liệt. Để chống lại âm mưu chiến tranh tâm lý của đich, tranh thủ những giờ phút hiếm hoi mà địch không tổ chức đàn áp, khủng bố, Đảng ủy các phân khu đã tổ chức cho tù binh tự tạo phương tiện học tập chính trị, văn hóa, sinh hoạt văn nghệ, tổ chức kể chuyện truyền thống, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, “biến nhà tù thành trường học cách mạng”. 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Tổ chức được việc học tập, sinh hoạt văn nghệ ở trong trại giam là một công việc hết sức khó khăn, gian khổ, thậm chí phải trả giá bằng thương tật và hi sinh. Nhưng phong trào học tập và sinh hoạt văn nghệ nổi lên mạnh mẽ, thu hút đông đảo tù binh tham gia, góp phần làm giảm bớt sự căng thẳng, lạc quan hơn, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần giữ vững khí tiết, niềm tin vào thắng lợi cách mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng bí mật đào hầm vượt ngục, đánh bại âm mưu của địch. Đây là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của các cuộc đấu  tranh trong trại giam.

leftcenterrightdel
Cuộc đấu tranh diễn ra từ thấp đến cao: lúc đầu, tất cả các tù binh nằm trong phòng tuyệt thực và không cho quân cảnh vào phòng điểm danh. Nhưng cũng có khi tất cả tù binh ra sân ngồi tuyệt thực. Khi địch không quan tâm và không đáp ứng các mục tiêu trên, Đảng ủy các phân khu quyết định chuyển cuộc đấu tranh lên mức quyết liệt hơn như: diệt mật báo của đich, dọa chôn người chết trong phòng giam, bắt quân cảnh làm tù binh và đỉnh cao của cuộc tuyệt thực, tù binh tự mổ bụng, buộc Bộ chỉ huy trại giam phải đến giải quyết và chấp nhận các yêu sách tù binh đưa ra, cuộc đấu tranh kết thúc thắng lợi. 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Ở trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc, địch nhiều lần nổ súng giết hại tù binh. Điển hình, tại phân khu B8, sáng 6/5/1972, địch tập hợp toàn thể tù binh ra sân để lục soát phòng, tìm kiếm tù vượt ngục, đồng thời, kéo đến bao vây phân khu và bắt một số tù binh đưa ra cổng giám thị đánh đập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy phân khu B8, tù binh chống trả quyết liệt. Địch xả súng vào phòng giam làm chết và bị thương 148 tù binh. Đây là vụ thảm sát đẫm máu nhất, điển hình nhất trong các trại giam của Mỹ - ngụy ở Việt Nam
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Song, những trận đòn roi, tra tấn và đàn áp của kẻ đich vẫn không ngăn được ý chí kiên cường của các chiến sỹ cách mạng tìm cách vượt ngục

Tại cuộc họp đảng viên bị tù đày trở về an dưỡng, cuối năm 1973, đồng chí Lê Văn Lương, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu: “ở đây nhiều nhà tù, tôi chỉ nói nhà tù Phú Quốc. Các đồng chí đã đấu tranh quyết liệt… Tuy xa Đảng, xa Nhân dân, xa sự lãnh đạo của Đảng, nhưng từng cá nhân người cộng sản đã tập hợp lại đối phó với địch, để cùng bàn bạc, lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Những cái đó là làm tròn nhiệm vụ của người đảng viên. Tôi nghe những hành động, những chủ trương đó tôi cho là tốt. Và tôi cũng tự hào về các đồng chí, tự hào Đảng ta có những người như các đồng chí”.

Đặt chân đến thăm nhà tù Phú Quốc, được nghe thuyết minh về những câu chuyện thời chiến, những tội ác dã man của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ càng thêm khâm phục ý chí kiên cường, bất khuất của những chiến sỹ cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc./.

Bài và ảnh: Đỗ Quyên
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra