“Bắt mạch” nguyên nhân 50 trận động đất xảy ra trong 3 ngày tại Kon Tum

Thứ tư, 31/07/2024 11:37
(ThanhtraVietNam) - Theo tin từ Viện Vật lý địa cầu, từ ngày 30/7, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tiếp tục xảy ra 10 trận động đất (ngày 30/7: 04 trận; ngày 31/7: 06 trận); từ ngày 28/7 đến 13h ngày 29/7, tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) đã xảy ra 40 trận động đất.

Cụ thể, 10 trận động đất trong ngày 30/7 có độ lớn từ 2,5 - 3,4, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 - 8,2km. Còn 40 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) trong hai ngày 30-37/7 động đất có độ lớn từ 2,5 đến 5 độ. Viện Vật lý địa cầu đang tiếp tục theo dõi các trận động đất.

Theo đó, ngày 29/7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 73/CĐ-TTg về việc kiểm tra, khắc phục hậu quả động đất tại địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời gian tới, tỉnh Kon Tum và các địa phương, cơ quan liên quan triển khai thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 73/CĐ-TTg ngày 29/7/2024 về việc kiểm tra và chủ động khắc phục hậu quả động đất trên địa bàn huyện Kon Plông.

leftcenterrightdel
TS. Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Chính phủ - Ảnh: VGP/Hoàng Giang 

Theo TS. Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý, các trận động đất xảy ra tại Kon Tum vừa qua vẫn là động đất kích thích, xảy ra do quá trình tích nước của hồ chứa thuỷ điện tác động lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới khiến động đất xảy ra sớm hơn so với quy luật tự nhiên.

Trước đây, khu vực Kon Tum từng là nơi có hoạt động địa chất tương đối ổn định so với nhiều khu vực trên cả nước, ít ghi nhận hoạt động động đất. Số liệu lưu trữ của Viện Vật lý địa cầu cho thấy, từ năm 1903-2020, tại tỉnh Kon Tum chỉ có hơn 30 trận động đất, trận lớn nhất là 3,9 độ.

Như vậy, các trận động đất xảy ra tại Kon Tum vừa qua vẫn là động đất kích thích, xảy ra do quá trình tích nước của hồ chứa thuỷ điện tác động lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới khiến động đất xảy ra sớm hơn so với quy luật tự nhiên.

Động đất kích thích cũng xảy ra theo chu kỳ, có những thời điểm động đất xảy ra dồn dập, có thời kỳ yên tĩnh hơn, liên quan chặt chẽ đến quá trình vận hành tích nước của hồ chứa thủy điện.

“Việc phát sinh động đất kích thích phụ thuộc vào nhiều yếu tố hoạt động địa chấn kiến tạo, thủy văn, cần có các nghiên cứu chuyên sâu mới đánh giá được, chứ không phải mưa nhiều thì sẽ bị động đất”, TS. Nguyễn Xuân Anh nhận định.

TS. Nguyễn Xuân Anh cũng dự báo động đất ở Kon Tum vẫn sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, nhưng khó có khả năng lớn hơn 5,5 độ. Vì vậy, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng cần tiến hành đánh giá thiệt hại, rà soát các công trình yếu có nguy cơ bị ảnh hưởng từ động đất và đưa ra giải pháp bảo đảm an toàn. UBND các xã, thị trấn vùng tâm chấn cần tuyên truyền nâng cao kỹ năng phòng, chống động đất cho người dân./.

Hồng Dân

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra