Đề xuất vợ chồng, cá nhân tự quyết định nên có bao nhiêu con

Thứ năm, 11/07/2024 07:30
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung đáng chú ý được Bộ Y tế đề xuất tại đề cương dự thảo Luật Dân số. Đây cũng là vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm.

Thư Chúc mừng của Tổng Thanh tra Chính phủ nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Ban Tiếp công dân các cấp

Bắt tạm giam đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân

Vai trò của giới trẻ trong cuộc chiến chống tham nhũng

Ông Nguyễn Quang Tuấn xin thực hành để trở lại ngành y

Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Tranh chấp hợp đồng mua bán giữa khách hàng và Ecopark

Cao Bằng: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Quyền quyết định số con gắn với nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng

Cụ thể, tại Điều 10 đề cương dự thảo Luật Dân số về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc sinh con, Bộ Y tế đã đề xuất quy định như sau:

Quyền của cặp vợ chồng, cá nhân: Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh; được cung cấp thông tin, tiếp cận, lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình.

Nghĩa vụ của cặp vợ chồng, cá nhân: Thực hiện chính sách, pháp luật về dân số; bảo đảm trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt; bình đẳng trong thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.

Khuyến khích mỗi cặp vợ chồng và cá nhân tự nguyện thực hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước về công tác dân số phù hợp với từng thời kỳ.

Như vậy, đề cương dự thảo trên đã đề cập quyền của cặp vợ chồng, cá nhân được quyết định về số con và khoảng cách giữa các lần sinh; không còn quy định về số con được sinh chỉ từ 1 đến 2 con như quy định hiện nay. Bên cạnh đó, phải có trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt và các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.

Bộ Y tế cho rằng, việc quy định quyền quyết định số con của cặp vợ chồng, cá nhân phù hợp với Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân. Đồng thời, phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến công tác dân số, các cam kết chính trị mà Việt Nam đã đưa ra tại các diễn đàn đa phương về quyền sinh sản.

Cũng theo Bộ Y tế, Việt Nam đã khống chế thành công tốc độ gia tăng nhanh quy mô dân số. Hiện nay, tốc độ tăng dân số là 1,05%/năm thấp xa so với 3-4 thập kỷ trước đây, ở mức rất thấp so với nhiều nước, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới. Do đó, quy mô dân số tăng chậm.

Chính vì vậy, đề xuất quy định cặp vợ chồng, cá nhân có quyền quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm mong muốn tránh được tình trạng mức sinh xuống quá thấp thời gian gần đây, đặc biệt tại các khu vực đô thị, gây già hóa dân số, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

leftcenterrightdel
Cặp vợ chồng, cá nhân tự quyết định số con nhưng có nghĩa vụ bảo đảm trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt. (Ảnh minh họa)

Mức sinh thay thế ở Việt Nam đang giảm

Tại báo cáo đánh giá tác động dự án Luật đang lấy ý kiến Nhân dân, Bộ Y tế cho biết, mức sinh thay thế ở Việt Nam đang giảm nhất trong 12 năm trở lại đây và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

Trong đó, tổng tỷ suất sinh năm 2022 đạt 2,01 con/phụ nữ; năm 2023 ước tính là 1,96 con/phụ nữ. Mức sinh còn chênh lệch đáng kể giữa các vùng, đối tượng, sự chênh lệch này chưa được thu hẹp rõ rệt.

Hiện có 33 tỉnh có mức sinh cao với quy mô dân số là 39,8 triệu người, chiếm 41,4% dân số cả nước, nhiều tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội còn rất khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Mức sinh cao đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục,… làm tăng khoảng cách phát triển và chất lượng cuộc sống của các địa phương này so với các các địa phương, khu vực khác

Cũng theo Bộ Y tế,  giảm sinh là xu hướng toàn cầu nhưng Việt Nam có xu hướng nhanh hơn thế giới và ngày càng rõ nét. Những năm trước, mỗi phụ nữ thành thị sinh hơn 1,7 con nhưng hai năm gần đây mức sinh xuống dưới 1,7. Ở nông thôn, mức sinh năm 2024 ước tính cũng xuống dưới mức sinh thay thế.

Mức sinh tiếp tục xuống sâu, ở mức báo động là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 1,5 con/phụ nữ. Hiện chỉ có vùng trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ mức sinh cao. Trong bối cảnh suy giảm dân số toàn cầu, nếu Việt Nam duy trì vững chắc mức sinh thay thế sẽ ổn định quy mô dân số trên 100 triệu dân.

Đáng nói, trong xã hội hiện đại ngày nay, nhất là ở những đô thị lớn và nơi có điều kiện kinh tế phát triển, có xu hướng không muốn hoặc sinh rất ít con. Trong khi đó, tại một số nơi điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, mức sinh vẫn cao, thậm chí trên 2,5 con.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến mức sinh thay thế thấp là do nhận thức của người dân về việc sinh con đã có thay đổi. Thực tế, nhiều gia đình có đủ điều kiện để sinh con thứ ba song họ lựa chọn chỉ sinh một đến hai con để có nhiều thời gian chăm sóc con cái và đảm bảo điều kiện tốt nhất cho con.

Do đó, cần phải có các chính sách an sinh bảo đảm cho việc nuôi con cái thì các cặp vợ chồng, cá nhân mới yên tâm sinh con. Đặc biệt, ở các đô thị lớn có mật độ dân số cao, cần đảm bảo các yếu tố như trường học, bệnh viện, khu vui chơi...

Việc Bộ Y tế đề xuất các cặp vợ chồng, cá nhân có quyền quyết định tự nguyện, bình đẳng và có trách nhiệm trong việc sinh con, thời gian sinh con, số con cũng nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con) trên phạm vi cả nước./.

PV

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra