Thành phố Hồ Chí Minh:

Hướng dẫn những nội dung trọng tâm, mới trong công tác kiểm tra lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thứ hai, 19/09/2022 12:25
(ThanhtraVietNam) - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản hướng dẫn công tác kiêm tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) năm học 2022-2023.

Theo đó, Sở GD&ĐT yêu cầu công tác kiểm tra của Phòng GD&ĐT bám sát nhiệm vụ trọng tàm năm học theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, UBND TP.HCM, Sở GD&ĐT, UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức đảm bảo linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương trong trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn, phòng chống hiệu quả dịch COVID-19. Trong đó, tập trung những nội dung sau: Tăng cường hiệu quả công tác tham mưu quàn lý nhà nước về giáo dục tại địa phương thông qua việc kiếm tra công tác quan lý dạy thêm, học thêm, quản lý văn bằng, chứng chỉ; kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia; việc thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách; các khoản đóng góp hỗ trợ tự nguyện không hoàn lại bằng tiền, hiện vật hoặc phi vật chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông; công tác quản lý, cấp phép đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; các biện pháp bảo đảm an toàn trường học; phòng, chống dịch bệnh COVID- 19; phòng, chống tai nạn thương tích - đuối nước; phòng, chống bạo lực học đường.

Thực hiện kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền. Thực hiện kiểm tra và tham mưu UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức xử phạt vi phạm hành chính đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định tại Nghị định số 04/2021/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 127/2021/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan.

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa (TT.SGD&ĐT TP.HCM) 

Sở cũng yêu cầu, các Phòng GD&ĐT tiếp tục bố trí ít nhất một công chức phụ trách công tác kiểm tra (nơi còn thiếu nhân sự, có thể phân công kiêm nhiệm) để tham mưu cho Trưởng phòng về công tác kiểm tra và thực hiện các pháp luật có liên quan đến công tác PCTN, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đồng thời, tham mưu UBND cấp quận/huyện và thành phố Thủ Đức chấp thuận chủ trương chi kinh phí cho công tác kiểm tra của Phòng GD&ĐT từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp hàng năm của cơ quan.

Thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người tiếp công dân, xử lý đơn thư theo Khoản 5 Điều 20 và 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP; Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 320/2016/TT-BTC và Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND của HĐND thành phố về chế độ bồi dưõng người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại TP.HCM.

Sở cũng hướng dẫn về thông tin, báo cáo; tổ chức thực hiện cũng như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyến đối số, sử dụng văn bản điện tử; tăng cường trao đối nắm bắt tình hình của địa phương, phường(xã) và cơ sở giáo dục trên địa bàn thông qua các báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ, báo cáo tự đánh giá thi đua về công tác kiểm tra, họp trực tuyến...

Sở GD&ĐT cũng yêu cầu, Lãnh đạo Phòng GD&ĐT lưu ý các cơ sở giáo dục khi xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ cần có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm năm học; tổ chức thực hiện kế hoạch linh hoạt phù họp với tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, đặc biệt chú ý kiểm tra việc thực hiện các quy định triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Sở cũng yêu cầu, Thanh tra Sở tham mưu Giám đốc sở xây dựng và triển khai Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học 2022 - 2023 có nội dung phù hợp với Công văn số 623/BGDĐT-TTr ngày 28/02/2022 của Bộ GD&ĐT về tăng cường hiệu quả trong quản lý về lĩnh vực giáo dục, những nội dung trọng tâm, mới theo hướng dẫn công tác kiểm tra của Bộ GD&ĐT trong năm học 2022-2023./.

Đình Thuyết
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra