Kon Tum:

Kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công

Thứ sáu, 04/10/2024 16:52
(ThanhtraVietNam) - Tăng cường tần suất kiểm tra dự án, xử lý nghiêm chủ đầu tư thiếu trách nhiệm, để chậm tiến độ, quyết liệt trong giải phóng mặt bằng… là những giải pháp mạnh mẽ, tích cực, quyết liệt được UBND tỉnh Kon Tum triển khai trong những tháng cuối năm để đảm bảo hoàn thành kế hoạch trong giải ngân vốn đầu tư công.

Thanh tra tỉnh Kon Tum có 4 phòng nghiệp vụ và tương đương

Đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão số 3

Giai đoạn 2 vụ án "Chuyến bay giải cứu" - Đề nghị truy tố 17 người

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản

Thủ tướng nhấn mạnh 4 bài học kinh nghiệm tín dụng chính sách xã hội

Phát huy hiệu quả hoạt động Ban Thanh tra nhân dân tại cơ sở

Xác định đầu tư công là một trong những yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế, tỉnh Kon Tum đã thực hiện phân bổ toàn bộ kế hoạch, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư giải ngân kế hoạch ngay từ những tháng đầu năm 2024. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân đến nay chưa đạt mục tiêu đề ra.

Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh Kon Tum là 2.717.200 triệu đồng, trong đó ngân sách địa phương là 1.095.720 triệu đồng và ngân sách trung ương là 1.621.480 triệu đồng.

Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh, tính đến ngày 30/9/2024, tổng kế hoạch vốn năm 2024 đã giải ngân 958.799 triệu đồng, đạt 41,3% trên thực nguồn kế hoạch.

Khó khăn, vướng mắc chủ yếu trong bồi thường giải phóng mặt bằng

Báo cáo tình hình giải ngân kế hoạch đầu tư công và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh trong 9 tháng đầu năm của Sở Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, các dự án trọng điểm của tỉnh hầu hết đều gặp vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, như: Dự án Kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăk Bla trên địa bàn thành phố Kon Tum; Dự án đường trục chính phía Tây thành phố Kon Tum; xây dựng cầu và đường hai đầu cầu từ bến du lịch xã Ia Chim, thành phố Kon Tum (Tỉnh lộ 671) đến đường giao thông kết nối với Tỉnh lộ 675A xã Ya Ly huyện Sa Thầy…

Trong đó, vướng mắc chủ yếu liên quan đến việc xác định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường; xác định nguồn gốc đất, kiểm kê, kê khai để phân loại đất đền bù, lựa chọn các vị trí để lập quy hoạch, hoàn thiện thủ tục xây dựng khu tái định cư, quy trình thủ tục trình phê duyệt phương án bồi thường...

Bên cạnh đó, yêu cầu, quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của Luật Lâm nghiệp còn phức tạp, phải xin nhiều cấp, ý kiến nhiều bộ, ngành, chưa tạo sự chủ động cho địa phương, ảnh hưởng đến tiến độ chung triển khai thực hiện các dự án.

Về công tác di dời lưới điện, mặc dù phương án bồi thường đã được UBND tỉnh phê duyệt nhưng quá trình làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về công tác di dời lưới điện trong thời gian qua mất khá nhiều thời gian.

leftcenterrightdel
Các dự án trọng điểm của tỉnh Kon Tum hầu hết đều gặp vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. (Ảnh: Phúc Nguyên)

Đối với các dự án khởi công mới, trong những tháng đầu năm chủ đầu tư chủ yếu hoàn thiện các thủ tục về phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, đấu thầu nên nhìn chung tỷ lệ giải ngân đến nay chưa cao, như: Kè chống sạt lở bờ suối biên giới đoạn giữa cột mốc 22/3-23/4 trên biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia; cơ sở huấn luyện dự bị động viên/Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum…

Mặt khác, tỷ lệ giải ngân chậm của tỉnh Kon Tum còn do khó khăn về nguồn thu đất; nguồn cung cấp vật liệu đất đắp nền… Ngoài ra, năng lực của một số chủ đầu tư còn có mặt hạn chế, triển khai thực hiện chưa quyết liệt, chưa hiệu quả, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao; một số chủ đầu tư chưa tích cực thực hiện các thủ tục thanh toán, quyết toán…

Thay thế cán bộ, công chức, viên chức yếu kém, gây nhũng nhiễu, tiêu cực

UBND tỉnh Kon Tum xác định, việc đẩy mạnh thực hiện kế hoạch đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2024 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, trong thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo tập trung triển khai một số giải pháp mạnh mẽ, tích cực, quyết liệt hơn.

Các chủ đầu tư phải nâng cao vai trò trách nhiệm, thực sự chủ động, quyết liệt phối hợp tốt trong công việc, nắm vững các quy định pháp luật để đề xuất xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Đồng thời, các Sở, ngành chuyên môn của tỉnh phải phối hợp tốt để xử lý hồ sơ sớm, kịp thời hướng dẫn, phối hợp xử lý trong công tác thẩm định hồ sơ dự án, bồi thường giải phóng mặt bằng; hướng dẫn có trách nhiệm, chỉ ra được những khó khăn, vướng mắc và đề xuất hướng xử lý. Nếu vượt thẩm quyền thì chủ động đề xuất, tham mưu UBND tỉnh, hạn chế chậm xử lý hồ sơ, đùn đẩy trách nhiệm.

Đặc biệt, khẩn trương ban hành giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường của các dự án để làm cơ sở triển khai thực hiện.

Tăng cường tần suất kiểm tra dự án để chấn chỉnh ngay các tồn tại, bất cập, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, thiếu trách nhiệm làm chậm tiến độ giao vốn, điều chỉnh vốn, thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công.

Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.

UBND các huyện, thành phố phải quyết liệt hơn nữa trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án.

Kiên quyết thực hiện việc điều chuyển vốn từ các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng. Xử lý nghiêm trách nhiệm đối với các chủ đầu tư để chậm tiến độ giải ngân./.

Hoàng Minh

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra