Vĩnh Long:

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường

Thứ năm, 01/06/2023 10:59
(ThanhtraVietNam) - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Long, các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, Công ty Cổ phần Hòa Phú, Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân MêKông, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện Công văn số 2675/BTNMT-KSONMT ngày 19/4/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đôn đốc, hướng dẫn triển khai một số nội dung liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Chú trọng bảo vệ mội trường tại khu kinh tế, công nghiệp

Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐCP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai một số nội dung sau:

Về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cần quan tâm, chỉ đạo hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường và tăng cường công tác bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật Bảo vệ môi trường. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đôn đốc chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thực hiện việc rà soát và yêu cầu các cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải chấm dứt việc xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa và trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành (quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 51 và điểm đ khoản 3 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường); lắp đặt hoàn thiện hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục bảo đảm đúng thời hạn quy định (chậm nhất là trước ngày 31 tháng 12 năm 2024 theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP). Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã đôn đốc và yêu cầu các cụm công nghiệp đang hoạt động phải hoàn thành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường).

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa (NL) 

Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm còn tồn đọng

Yêu cầu chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm theo quy định pháp luật, trong đó, lưu ý không tiếp nhận thêm dự án mới hoặc nâng công suất dự án đang hoạt động có phát sinh nước thải sản xuất trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp trong trường hợp khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không có hoặc không đáp ứng một trong các yêu cầu về hạ tầng bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 48 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật trong trường hợp các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa bảo đảm thời hạn phải hoàn thành và yêu cầu bắt buộc phải thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Chỉ đạo cơ quan liên quan tổ chức rà soát, bổ sung, cập nhật thông tin danh sách các Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn và gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường

Về nội dung liên quan đến xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn tồn đọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 thì cần khẩn trương rà soát, thống kê các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn tồn đọng, chưa được xử lý triệt để trên địa bàn và gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định. Ưu tiên bố trí nguồn lực, kinh phí từ ngân sách địa phương, thu hút nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật để xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn tồn đọng trên địa bàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân chây ỳ, chậm trễ trong việc thực hiện theo đúng ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại Công văn số 647/VPCP-NN ngày 26 tháng 01 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ về việc kết quả triển khai Kế hoạch xử lý ô nhiễm triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020.

Về nội dung quy định, hướng dẫn chi tiết việc công khai thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khỏe con người và môi trường thì cần tổ chức thực hiện việc công khai thông tin môi trường theo quy định về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khỏe con người và môi trường, giấy phép môi trường lên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo, hướng dẫn các chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thực hiện việc công khai thông tin môi trường theo quy định tại Điều 102 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Lồng ghép thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công khai thông tin môi trường trong quá trình thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của chủ dự án, cơ sở theo quy định pháp luật.

Đình Thuyết
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra