Thứ tư, 12/06/2013 - 06:38 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) – Châu Phi và Trung Đông là hai thị trường có nhu cầu lớn, hàng hóa của Việt Nam đã bước đầu có chỗ đứng và tạo được uy tín lớn đối với người tiêu dùng của hai thị trường này. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh hợp tác xúc tiến thương mại và đầu tư Việt Nam – Châu Phi – Trung Đông hơn nữa để khai thác tiềm năng thương mại giữa các bên.
Sáng 11/6, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công thương đã tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác xúc tiến thương mại và đầu tư Việt Nam – Châu Phi – Trung Đông”. Hội thảo đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam có thêm nhiều thông tin về các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại và đầu tư tại Châu Phi – Trung Đông như: các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư; quy định, chính sách thương mại và đầu tư; các vấn đề về thanh toán, giao nhận, vận tải, bảo hiểm hàng hóa…
Việt Nam – Trung Đông: cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu khá phù hợp
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Đông giai đoạn tăng liên tục từ 3.313,7 triệu USD năm 2010 lên 6.674,7 triệu USD vào năm 2012, riêng 3 tháng đầu năm 2013 con số này đạt 2.090 triệu USD. Trong đó, các đối tác chính của Việt Nam năm 2012 là UAE, Ả-rập-xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Cô-oét (kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 700 triệu USD).
Các nước Trung Đông có tiềm năng lớn về dầu mỏ, khí đốt (trữ lượng dầu mỏ chiếm ¾ trữ lượng thế giwois); tiềm năng về khoa học công nghệ (công nghệ hóa dầu, công nghệ sinh học, nông nghiệp); đặc biệt các nước Trung Đông có nhu cầu nhập khẩu lương thực, thực phẩm, nông sản, thủy sản, hàng tiêu dùng – những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.
Gạo là mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang thị trường châu Phi - Trung Đông (ảnh minh họa, nguồn internet)
Ông Trần Quang Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á – Bộ Công thương cho biết cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của Việt nam sang Trung Đông năm 2012 gồm: điện thoại và linh kiện; xơ, sợi dệt các loại, hàng thủy sản, sữa và sản phẩm sữa; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; sản phẩm dệt, may; hạt tiêu; giầy dép các loại. Trong khi đó Việt Nam nhập khẩu từ thị trương này các mặt hàng chủ yếu là chất dẻo nguyên liệu, diesel, khí đốt hóa lỏng, kim loại thường khác, phân kali, thức ăn gia súc và nguyên liệu…
Bộ Công thương cho biết, hiện tại, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước Trung Đông và quan hệ hợp tác truyền thống hữu nghị lâu dài với nhiều nước Trung Đông. Đã có 8 Đại sứ quán và 6 Thương vụ tại Trung Đông; có 9 Đại sứ quán các nước Trung Đông tại Việt Nam. Đặc biệt, khu vực Trung Đông có sức mua lớn, khả năng thanh toán cao do có nguồn tài chính dồi dào; đồng thời cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Trung Đông khá phù hợp với những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh và nhu cầu của Việt nam, thuế nhập khẩu của khối GCC khá thấp.
Tuy nhiên, xúc tiến thương mại thị trường Trung Đông cũng đối mặt với những thách thức như: tình hình an ninh, chính trị bất ổn, mâu thuẫn sắc tộc, xung đột tôn giáo tại các quốc gia, chính tranh trong khu vực; tình trạng cấm vận tại Iran, Xiry; yếu tố hồi giáo cực đoan, lừa đảo thương mại; thiếu thông tin thị trường, khác biệt về đặc điểm văn hóa, tôn giáo, tập quán kinh doanh…
Châu Phi – thị trường lớn, dễ tính đối các mặt hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị sản xuất
Năm 2012, kim ngạch xuất khập khẩu Việt Nam – châu Phi đạt 4.766 triệu USD, con số này giảm xuống còn 3.493 triệu USD năm 2012, và Quý I/2013 đạt 755,3 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường châu Phi gồm: gạo, điện thoại và linh kiện, hàng thủy sản, máy vi tính, sản phẩm điện và linh kiện; cà phê; sản phẩm dệt, may… Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này các mặt hàng chủ yếu như hạt điều, phế liệu sắt thép, bông các loại, gỗ, dầu thô, đồng, khí đốt hóa lỏng, kim loại thường, thức ăn gia súc và nguyên liệu, nguyên phụ kiện dệt may, da giày.
Đến năm 2012, Việt Nam có 18 dự án tại 11 nước châu Phi, tổng vốn 1,1 tỷ USD. Trong đó có các tập đoàn lớn như Tập đoàn Viettel (lĩnh vực viễn thông), Tập đoàn Petro Vietnam (lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí); ngoài ra còn có các doanh nghiệp tư nhân khác đầu tư xây dựng, sản xuất tấm lợp, xe gắn máy, hàng may mặc, điện tử…
Việt Nam có đội ngũ chuyên gia, lao động lâu năm tại nhiều nước châu Phi trên nhiều lĩnh vực, hiện có khoảng 8.500 chuyên gia Việt Nam ở Lybia, Angeria, Angola và 300 chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp làm việc tại Angola, Mozambique, Angeria. Thị trường châu Phi có nhu cầu lớn, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu phù hợp với nhu cầu thị trường, hàng hóa của Việt Nam.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp đầu tư thương mại tại châu Phi cần lưu ý một số điểm như: nhãn, mác ký mã hiệu, thông tin về sản phẩm phải ghi bằng tiếng Anh, Pháp hoặc nước sở tại; sản phẩm giết mổ phải phù hợp với các thủ tục, quy định của Hồi giáo và phải có giấy chứng nhận halal; phương thức thanh toán hay sử dụng là D/P, chuyển tiền, đặt cọc trước, ít sử dụng L/C; người châu Phi thích nhìn tận mắt sản phẩm mua bán nên muốn tiếp xúc trực tiếp với đối tác và xem trước hàng mẫu…
Tuy kết quả xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Đông – châu Phi còn khiêm tốn nhưng các bên vẫn còn nhiều tiềm năng, thế mạnh để tăng cường quan hệ hợp tác trong tương lai.
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu các loại nông sản (lúa, gạo, thủy sản, cà phê, tiêu); máy vi tính và các sản phẩm điện tử, linh kiện; hàng dệt may; hàng tiêu dùng và nhập khẩu sản phẩm dầu khí, khoáng sản, thức ăn gia súc, bông…
Bên cạnh đó, cũng cần sự quan tâm của cơ quan quản lý Nhà nước. Cơ quan đại diện và Thương vụ Việt nam tại các nước châu Phi, Trung Đông tiếp cận các doanh nghiệp, đối tác nhập khẩu ở nước ngoài để giới thiệu, chào hàng sản phẩm xuất khẩu Việt Nam và cung cấp thông tin liên hệ của đối tác về trong nước. Đồng thời, xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp; sản xuất sản phẩm xuất khẩu có chất lượng, quy cách và mẫu mã phù hợp với quy định về tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, thị hiếu và tập quán tiêu dùng của các nước… ./.
Hoàng Minh
nguyenthuhang
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Từ SoHo tráng lệ ở New York đến Ginza sầm uất giữa lòng Tokyo, thế giới đã chứng kiến những khu phố thương mại vươn mình để trở thành biểu tượng văn hóa, định hình phong cách sống và đẳng cấp đô thị. Hà Nội - trái tim kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam - cũng đang đứng trước thời khắc lịch sử hình thành biểu tượng thương mại mang tầm vóc quốc tế. Và Giảng Võ chính là cái tên được kỳ vọng sẽ hiện thực hóa giấc mơ “SoHo, Ginza phiên bản Việt”.
(ThanhtraVietNam): Các shop chân đế được xem mảnh ghép quan trọng giúp vận hành cuộc sống thượng lưu tại Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội). Dòng sản phẩm này còn là tài sản đầu tư sinh lời bền vững, được ví như “gà đẻ trứng vàng” trong danh mục “phải có” của giới đầu tư.
(ThanhtraVietNam) - Hà Nội, ngày 22/5/2025 - Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác – tăng hơn 12 lần so với con số 1.200 của mùa đầu tiên, xứng danh là nơi hội tụ của trí tuệ toàn cầu.
(ThanhtraVietNam) - Để cụ thể hóa các quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động quản lý nhà nước. Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Lai Châu đồng loạt triển khai đợt thanh tra, kiểm tra quy mô lớn theo chỉ đạo của Bộ Y tế và Thủ tướng Chính phủ, tập trung vào các mặt hàng nhạy cảm như thuốc, sữa, thực phẩm chức năng và vật tư y tế, nhằm đấu tranh quyết liệt với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe cộng đồng.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương. Trong đó, có chức năng xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và chuyên đề.
Đình Thuyết
(ThanthtraVietNam) - Nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn giao thông, Chánh Thanh tra tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 48/KH-TTr, chỉ đạo toàn thể công chức, người lao động nghiêm túc chấp hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
PV
(ThanhtraVietNam) – Trước sự việc một người dân ở Hà Nội bị mất hàng trăm triệu đồng khi bị lừa tham gia hệ thống quỹ đầu tư MoMo Pro giả mạo, Bộ Công an đã khuyến cáo người dân khi giao dịch tài chính.
Ngô Tân
(ThanhtraVietNam) - Trước thực trạng xảy ra nhiều vụ án nghiêm trọng liên quan sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả ở nước ta thời gian gần đây, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương, nghiêm túc triển khai công tác đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Minh Cường vừa ban hành Văn bản 3802/VP-VX, yêu cầu các Sở, ngành và UBND cấp huyện đồng loạt tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra hậu mại. Mục tiêu là ngăn chặn hiệu quả nạn buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực mỹ phẩm, đặc biệt trên môi trường mạng, nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành và địa phương tập trung triển khai các giải pháp cấp bách nhằm tăng cường công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường tại một số lưu vực sông.
PV
(ThanhtraVietNam) - Trước những dự báo về tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường và cực đoan trong năm 2025, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị trên địa bàn tỉnh nghiêm túc triển khai các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
PV