Tất cả chuyên mục

Cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ bao gồm 22 đơn vị

Thứ tư, 21/05/2025 - 15:30 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 109/2025/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ. Nghị định này không chỉ làm rõ vị trí, chức năng của Thanh tra Chính phủ mà còn quy định chi tiết về cơ cấu tổ chức, đồng thời điều chỉnh hoạt động thanh tra ở nhiều bộ, ngành và địa phương, thể hiện chủ trương xây dựng hệ thống thanh tra nhà nước theo hướng tinh gọn, chuyên sâu.

Thanh tra Chính phủ: Cơ quan trung tâm quản lý nhà nước về thanh tra, phòng chống tham nhũng

Theo Nghị định số 109, Thanh tra Chính phủ được xác định là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước.

Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về các lĩnh vực quản lý nhà nước của mình. Đồng thời, cơ quan này có quyền hạn ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo thẩm quyền về các lĩnh vực này.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong tại Hội nghị giao ban lãnh đạo Thanh tra Chính phủ với Thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị. (Ảnh: Dương Nguyễn)

Cơ cấu tổ chức mới bao gồm 22 đơn vị

Nghị định mới quy định chi tiết cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ bao gồm các đơn vị hành chính giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị hành chính được tổ chức bao gồm: Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế, Văn phòng.

Đặc biệt, Nghị định quy định Cục chuyên trách theo khu vực và lĩnh vực gồm: Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực phía Bắc (Cục I), miền Trung (Cục II), phía Nam (Cục III), Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV). Bên cạnh đó, có các Cục chuyên trách thanh tra theo lĩnh vực chuyên sâu như Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực nội chính, tài chính, ngân hàng, xây dựng, nông nghiệp và môi trường, công thương, y tế, giáo dục, văn hóa, khoa học và công nghệ.

Cơ cấu này còn có Cục Giám sát và Thẩm định, Cục Theo dõi, đôn đốc và Xử lý sau thanh tra. Các đơn vị khác bao gồm Ban Tiếp công dân trung ương, Báo Thanh tra và Trường Cán bộ Thanh tra. Việc quy định chi tiết các Cục chuyên trách theo lĩnh vực thể hiện rõ nét định hướng chuyên sâu trong hoạt động thanh tra tại cơ quan trung ương.

Tập trung chức năng thanh tra tại Thanh tra Chính phủ, điều chỉnh tại các Bộ và địa phương

Một điểm cốt lõi làm rõ chủ trương tinh gọn, chuyên sâu của hệ thống thanh tra nhà nước là việc Nghị định số 109/2025/NĐ-CP đồng thời quy định bãi bỏ hoặc sửa đổi các quy định về thanh tra tại nhiều Nghị định khác quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang bộ.

Các Nghị định của các Bộ như Nội vụ, Ngoại giao, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Công Thương, Dân tộc và Tôn giáo, Y tế, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ đều được sửa đổi theo hướng bãi bỏ các cụm từ hoặc quy định về chức năng "Thanh tra" hoặc thay thế bằng "Kiểm tra" ở một số trường hợp. Tương tự, các quy định liên quan đến "thanh tra" tại Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng bị bãi bỏ.

Sự điều chỉnh này thể hiện chủ trương tập trung mạnh mẽ chức năng thanh tra về Thanh tra Chính phủ, củng cố vai trò là cơ quan thanh tra cao nhất, chuyên trách và là đầu mối quản lý nhà nước về thanh tra, phòng chống tham nhũng trên toàn quốc.

Việc giảm bớt hoặc loại bỏ chức năng thanh tra tại các Bộ và địa phương được kỳ vọng sẽ góp phần tinh gọn bộ máy, tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra, đồng thời nâng cao tính chuyên sâu và hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra do Thanh tra Chính phủ thực hiện.

Việc ban hành Nghị định 109/2025/NĐ-CP và các quy định sửa đổi, bãi bỏ liên quan đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra theo định hướng tinh gọn, chuyên sâu và hiệu quả hơn.

Dương Nguyễn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Phát hiện 222 vụ, 437 đối tượng phạm tội về tham nhũng, chức vụ

(ThanhtraVietNam) - Các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm được thực hiện liên tục, góp phần kéo giảm hầu hết các loại tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội với nhiều chuyển biến tích cực.

Người đứng đầu phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.

K. Dung

Khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách về quỹ tài chính ngoài ngân sách

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.

K. Dung (TH)

Cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ bao gồm 22 đơn vị

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.

Dương Nguyễn

Đột phá trong thể chế: Nghị quyết 66-NQ/TW mở đường cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

PV

Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong bối cảnh mới

(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.

Dương Nguyễn

Đẩy mạnh tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.

Nguyễn Hoàng

Tuyệt đối không để lãng phí ngân sách nhà nước, phát sinh khiếu kiện

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Đình Thuyết

Nghị định mới quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đình Thuyết

Phạt tới 100 triệu hành vi vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.

Đình Thuyết

Bổ sung thành viên Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Đình Thuyết

Đảm bảo “6 rõ” trong phân công nhiệm vụ

(ThanhtraVietNam) - Phương châm đặt ra của Kế hoạch hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.

K. Dung

Xem thêm