Thứ ba, 18/03/2025 - 09:55 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Thường trực Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến để khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Cấp, Thoát nước, trình Chính phủ xem xét trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 113/TB-VPCP ngày 17/3/2025 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về dự án xây dựng Luật Cấp, Thoát nước.
Chỉ quy định các nội dung có tính nguyên tắc, ổn định
Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Cấp, Thoát nước nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, giải quyết ngập úng khu vực đô thị; bảo đảm người dân được tiếp cận sử dụng nước sạch, khắc phục ô nhiễm các dòng sông; đáp ứng các chỉ tiêu về tỷ lệ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh của dân cư thành thị, nông thôn.
Bên cạnh đó, hoàn thiện pháp luật về an sinh xã hội, bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số tuần hoàn; xây dựng các giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước, hệ thống chống ngập đô thị…
Hơn nữa, thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước gặp một số vướng mắc, bất cập. Trong đó, pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động cấp, thoát nước cao nhất là Nghị định đã được ban hành lâu, không còn phù hợp với thực tiễn; quy hoạch cấp, thoát nước chưa đầy đủ, đồng bộ, chất lượng dự báo còn hạn chế, gây khó khăn cho việc định hướng, đầu tư phát triển hệ thống cấp, thoát nước; hoạt động đầu tư phát triển cấp, thoát nước chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Điểm lấy nước đầu nguồn của một nhà máy nước sạch tại Bắc Giang. (Ảnh: Minh Nguyệt)
Các công trình cấp, thoát nước thiếu bền vững, hiệu quả và chất lượng dịch vụ, công tác quản lý vận hành còn nhiều hạn chế. Việc ban hành giá nước sạch còn gặp nhiều khó khăn, giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải còn thấp, hạn chế huy động nguồn lực đầu tư…
Theo đó, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến của Thường trực Chính phủ, các bộ tại cuộc họp để khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật, trình Chính phủ xem xét trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025.
Kết luận nêu rõ, dự thảo Luật Cấp, Thoát nước (dự thảo Luật) cần ngắn gọn, chỉ quy định các nội dung chính sách có tính nguyên tắc, mang ổn định, có giá trị lâu dài định hướng thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Còn các nội dung mang tính kỹ thuật, cụ thể, biến động thì giao Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ, ngành quy định chi tiết để bảo đảm tính chủ động, linh hoạt trong quá trình thi hành; giải quyết những tồn tại, hạn chế.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, rà soát để quy định trong dự thảo Luật các chính sách đột phá, vượt trội của lĩnh vực cấp, thoát nước so với pháp luật hiện hành về quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, phương pháp định giá bán nước, giá dịch vụ thoát nước.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
Thường trực Chính phủ cũng yêu cầu nghiên cứu bổ sung quy định về huy động nguồn lực đầu tư lĩnh vực cấp, thoát nước, nhất là các hình thức hợp đồng theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BT, PPP...).
Nghiên cứu, rà soát kỹ về quy định quản lý vận hành, khai thác cấp, thoát nước hiệu quả bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn cấp nước, không để xảy ra sự cố về môi trường, thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt, gây ảnh hưởng đến an sinh xã hội, phát triển kinh tế.
Trạm bơm để xử lý nước tại một nhà máy nước sạch. (Ảnh: Minh Nguyệt)
Đặc biệt, tiếp tục rà soát cắt giảm triệt để các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, giấy phép không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các bộ, ngành, nhất là địa phương. Trong đó, địa phương phải chủ động xây dựng hệ thống cấp, thoát nước theo phương thức PPP, BT… đi đôi với phân bổ nguồn lực, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Rà soát, làm rõ các nội dung, khái niệm được nêu trong dự thảo Luật, tránh gây nhầm lẫn, khó hiểu, không khả thi khi Luật có hiệu lực thi hành, bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm, công bằng, lợi ích hài hòa giữa đơn vị cung cấp nước, dịch vụ thoát nước với người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Mặt khác, nghiên cứu, bổ sung các chính sách khuyến khích về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong đầu tư, quản lý và phát triển lĩnh vực cấp, thoát nước để đáp ứng yêu cầu thông minh, bền vững.
Ngoài ra, Thường trực Chính phủ lưu ý, cần tiếp tục rà soát kỹ các điều khoản chuyển tiếp tại dự thảo Luật để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm xử lý các trường hợp đang thực hiện theo quy định của Luật hiện hành, xử lý xung đột pháp luật (nếu có), tránh tạo khoảng trống pháp lý sau khi Luật này có hiệu lực thi hành.
Thường trực Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ chủ trì lấy ý kiến Thành viên Chính phủ sau khi Bộ Xây dựng trình Chính phủ hồ sơ dự án Luật Cấp, Thoát nước để tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3/2025./.
Hoàng Minh
Từ khóa:
bộ xây dựng thường trực chính phủ dự thảo luật cấp thoát nước cấp thoát nước luật cấp thoát nướcÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) – Việc chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ ba cấp xuống hai cấp nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm sự thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Dự thảo luật mới đang hướng tới một mô hình quản trị hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hành chính.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Không những có nguyên tắc xử phạt khi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ theo hướng linh hoạt, Nghị định số 68/2025/NĐ-CP mới ban hành còn quy định việc áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tạm giữ, giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong xử phạt vi phạm hành chính…
TA
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
T.A
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Quyết định số 608/QĐ-TTg không chỉ giúp cụ thể hóa các quy định về phân quyền, phân cấp mà còn đặt mục tiêu tháo gỡ những vướng mắc thể chế tồn tại lâu nay. Với trọng tâm là tổ chức quán triệt, phổ biến rộng rãi và rà soát, sửa đổi hệ thống pháp luật, Chính phủ kỳ vọng sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của đất nước.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Sau khi hoàn thành việc sáp nhập, hợp nhất, các cơ quan, đơn vị tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm xác định tài sản dôi dư; không để tình trạng bỏ trống, không sử dụng, sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả gây lãng phí, thất thoát.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Một trong những điểm mới của Nghị định 67/2025/NĐ-CP là bổ sung "hệ số chênh lệch bảo lưu lương", đồng thời sửa đổi chính sách trợ cấp đối với người nghỉ hưu trước tuổi, đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Thường trực Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến để khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Cấp, Thoát nước, trình Chính phủ xem xét trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Để thực hiện Luật Địa chất và khoáng sản kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Địa chất và khoáng sản với mục đích nâng cao nhận thức về Luật Địa chất và khoáng sản và trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thi hành Luật Địa chất và khoáng sản.
T.A
(ThanhtraVietNam) - Không chỉ tuyên truyền mà các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, linh hoạt và giám sát, đôn đốc, theo dõi để việc thực hiện các Luật, Nghị quyết của Quốc hội ban hành tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đạt hiệu quả; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong tổ chức thực hiện.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Việc bảo vệ công trình điện lực, an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp cao, an toàn trạm điện; điều kiện để nhà ở trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không; bồi thường, hỗ trợ… vừa được Chính phủ quy định cụ thể.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 190/2025/QH15 đưa ra những điều chỉnh then chốt về tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra, đảm bảo không gián đoạn chức năng giám sát và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình sắp xếp bộ máy nhà nước.
Dương Nguyễn