Thứ bảy, 04/05/2024 - 15:07 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Dự thảo nội dung lượng điện mặt trời mái nhà dư được phát vào hệ thống điện chỉ được ghi nhận sản lượng với giá không đồng đang là nội dung được dư luận quan tâm. Tiến hành thanh tra thực hiện Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Thanh tra Chính phủ kiến nghị gì về nội dung này?
Cần có cơ chế khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản, tự tiêu, để hoàn thiện trình Chính phủ.
Đáng chú ý, điểm b khoản 1 Điều 5 dự thảo Nghị định quy định: “Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền phát hoặc không phát sản lượng điện dư (nếu có) của điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu vào hệ thống điện quốc gia. Trường hợp tổ chức, cá nhân lựa chọn phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện thì đơn vị điện lực ghi nhận sản lượng điện với giá không đồng và không được thanh toán”.
Đề xuất nêu trên nhận được sự quan tâm lớn của người dân, nhất là những cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu phát triển ĐMTMN tự sản, tự tiêu. Vì nếu quy định không được bán điện dư thừa từ ĐMTMN tự sản, tự tiêu thì không khuyến khích được nhà đầu tư bỏ vốn phát triển loại hình điện này, dẫn đến không hiệu quả khi đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời.
Theo ý kiến chuyên gia, để phát triển, sử dụng hiệu quả ĐMTMN cần có giải pháp, quy định đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước cũng như các nhà đầu tư (cơ quan, tổ chức, cá nhân).
Chẳng hạn, cơ quan, tổ chức, cá nhân phát điện dư lên lưới điện, thay vì việc ghi nhận sản lượng điện với giá không đồng, không được thanh toán thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thể tính toán, mua hỗ trợ cho nhà đầu tư với mức giá phù hợp. Như vậy, vừa tận dụng được lượng ĐMTMN, vừa khuyến khích và đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
Còn sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật về phát triển ĐMTMN
Ngày 25/12/2023, Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo số 3116/TB-TTCP kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh (Thông báo KLTT số 3116/TB-TTCP).
Theo Thông báo KLTT số 3116/TB-TTCP, nguồn ĐMTMN đã đầu tư nhanh chóng trong thời gian từ tháng 4/2020 đến 31/12/2020 sau khi Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 được ban hành và Bộ Công Thương ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đến cuối năm 2020, tổng công suất nguồn ĐMTMN đưa vào vận hành lên tới 7.864 MW.
Tuy nhiên, trong công tác quản lý nguồn ĐMTMN, Bộ Công Thương đã ban hành và tham mưu ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện còn có một số sở hở, bất cập. Cụ thể:
Ban hành Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/9/2017 quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời, trong đó khoản 2 Điều 11 không đúng với quy định tại khoản 3 Điều 4 Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Một khu vực điện mặt trời được đầu tư xây dựng. (Ảnh: Kame)
Tham mưu ban hành khoản 5 Điều 3 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg. Theo đó, không xác định, quy định cụ thể về “mái nhà” sử dụng để lắp đặt các tấm quang điện của hệ thống ĐMTMN. Vì vậy, trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc xác định đối tượng Hệ thống ĐMTMN được áp dụng giá FIT 8,38 UScent/kWh.
Ban hành Văn bản số 7088/BCT-ĐL hướng dẫn thực hiện phát triển ĐMTMN, trong đó nội dung điểm b Mục 2 hướng dẫn thực hiện chuyển nhượng dự án nhưng không được gộp các hợp đồng mua bán hệ thống ĐMTMN thành một hợp đồng là không có tác dụng trong quản lý mà còn nguy cơ lợi dụng chính sách để đầu tư nhanh nhiều hệ thống, cụm hệ thống ĐMTMN công suất lớn trên đất nông, lâm nghiệp với diện tích lớn dưới mô hình trang trại, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất... nhưng được hưởng cơ chế khuyến khích đầu tư như hệ thống ĐMTMN.
Từ những sơ hở, bất cập, khuyết điểm, vi phạm trong việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện, tham mưu ban hành cơ chế khuyến khích phát triển ĐMTMN như trên, nguy cơ dẫn đến lợi dụng chính sách để đầu tư nhanh nhiều hệ thống, cụm hệ thống ĐMTMN với công suất lớn, không được quản lý chặt chẽ trong quá trình tổ chức thực hiện, thiếu sự phối hợp giữa Bộ Công Thương, UBND các địa phương và EVN.
Thanh tra Chính phủ kết luận, các hệ thống/cụm hệ thống ĐMTMN đầu tư xây dựng trên đất nông, lâm nghiệp với diện tích lớn dưới mô hình đầu tư xây dựng mới trang trại nuôi trồng, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhưng đã được áp dụng cơ chế ưu đãi của hệ thống ĐMTMN cần phải được rà soát, xem xét lại việc áp dụng giá FIT 8,38 UScent/kWh trong 20 năm, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị nhiều nội dung quan trọng
Trên cơ sở KLTT, Tổng Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý điện lực, trong đó có ĐMTMN.
Trước mắt, rà soát, sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực (Điều 13, Điều 15, Điều 18) cho phù hợp với Nghị định số 137/2013/NĐ-CP, Luật Điện lực, Luật Quy hoạch và các quy định của pháp luật có liên quan.
Đồng thời, rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, ban hành hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các quy định quản lý điện mặt trời, điện gió. Trong đó, nghiên cứu để sửa đổi, điều chỉnh rút ngắn thời hạn áp dụng giá FIT đối với các dự án điện mặt trời nối lưới và hệ thống ĐMTMN, đảm bảo phù hợp với thực tế, hài hòa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng điện.
Như vậy, từ thực tế quản lý, sử dụng, phát triển hệ thống ĐMTMN trong thời gian vừa qua; từ kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị nội dung liên quan đến cơ chế, chính sách. Đặc biệt, đã nêu rõ việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách phải “phù hợp với thực tế, hài hòa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng điện”.
Chính vì vậy, dự thảo Nghị định quy định về cơ chế khuyến khích phát triển ĐMTMN tự sản, tự tiêu với quy định “tổ chức, cá nhân lựa chọn phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện thì đơn vị điện lực ghi nhận sản lượng điện với giá không đồng và không được thanh toán” cần được nghiên cứu, xem xét kỹ trước khi trình Chính phủ ban hành chính thức. Làm sao vừa phù hợp với thực tế, hài hòa với lợi ích của Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư và người sử dụng điện như kiến nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ./.
Hoàng Minh
Từ khóa:
điện mặt trời mái nhà mua bán điện giá không đồng bộ trưởng nguyễn hồng diên sai phạm dự án điện mặt trờiÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tiếp nhận Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bao gồm đội ngũ cán bộ, tài sản và tài chính, theo chủ trương tinh gọn bộ máy. Lãnh đạo hai cơ quan cam kết phối hợp chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả thanh tra trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Trước nguy cơ gia tăng ngộ độc thực phẩm, thực phẩm giả, Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm Bắc Giang đã yêu cầu Sở Y tế thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát nghiêm ngặt cơ sở thực phẩm trên địa bàn sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Y tế.
Thái Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tiếp nhận Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Quyết định của Thủ tướng. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam và Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cam kết phối hợp hiệu quả, đảm bảo công việc, nhất là kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 6/5, Thanh tra tỉnh Quảng Nam tổ chức công bố Quyết định số 90/QĐ-TTT ngày 29/4/2025 của Chánh Thanh tra tỉnh về việc thanh tra chuyên đề về công tác quản lý thăm dò, khảo sát, quy hoạch, cấp phép, khai thác, vận chuyển đối với các mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Thanh Nhung
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Cao Bằng vừa ban hành quy trình mới về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, nhằm nâng cao tính khách quan, chính xác và hiệu quả của công tác thanh tra.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Bến Tre vừa tổ chức buổi họp mặt và hội thao chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 – 01/5/2025). Chương trình do Ban Lãnh đạo Thanh tra tỉnh phối hợp cùng Công đoàn cơ sở Thanh tra tỉnh tổ chức, với sự tham gia của 130 công chức, người lao động toàn ngành.
Huỳnh Như - Văn phòng TTT Bến Tre
(ThanhtraVietNam) - Đảng ủy và cơ quan Thanh tra tỉnh Yên Bái đã ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, đề ra nhiều nhiệm vụ quan trọng về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, khuyến khích công chức tham gia phong trào phát minh sáng chế, nâng cao nhận thức và thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong hoạt động chuyên môn.
PV
(ThanhtraVietNam) – Đó là kết quả thực hiện kết luận của Thanh tra tỉnh Vĩnh Long trong quý I/2025.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Sở Tài chính Kon Tum đã chỉ ra một số hạn chế, sai sót trong quản lý tài chính năm 2022-2023 tại Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, như: Quy đổi diện tích trồng rừng tập trung sang trồng cây phân tán chưa phù hợp; chưa tổng hợp dự kiến hết nguồn thu năm đầu thời kỳ ổn định; thanh toán một số khoản chi vượt dự toán được phê duyệt…
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã chỉ ra một số khuyết điểm, vi phạm về đầu tư xây dựng Tiểu dự án đầu tư tu bổ, nâng cấp đê điều năm 2020, tỉnh Thanh Hóa.
PV
(ThanhtraVietNam) - Từ ngày 05/5 - 07/5/2025, Thanh tra Chính phủ sẽ ký biên bản bàn giao với đại diện Lãnh đạo của 12 Bộ.
K. Dung
(ThanhtraVietnam) – Đó là kết quả nổi bật của Ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai trong việc thực hiện nhiệm vụ của quý 1/2025.
Đình Thuyết