Tất cả chuyên mục

Quá khứ, lý lịch tư pháp và việc lựa chọn cán bộ

Thứ sáu, 27/09/2024 - 15:04 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Còn bao nhiêu công chức, lãnh đạo có "tỳ vết" trong quá khứ, bằng một cách nào đó đã len lỏi, leo cao vào hàng ngũ những người giữ trọng trách trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, đó là câu hỏi, vấn đề cần được làm rõ, xử lý.

Trong lúc số tiền chiếm đoạt cũng như thiệt hại gây ra do hành vi tham nhũng của Đỗ Thắng Hải, cựu Thứ trưởng Bộ công Thương và thuộc cấp đang khiến công luận hết sức bất bình thì lại xảy ra điều bất ngờ hơn nữa với thông tin vị này cùng với môt cán bộ cấp vụ đã từng có "tỳ vết" trong quá khứ.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát thì bị can này vào năm 1988 bị phạt 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 4 năm về tội “Đầu cơ”. Bị can Nguyễn Lộc An cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cấp dưới của bị can Đỗ Thắng Hải, bị truy tố về tội “Nhận hối lộ” trong vụ này cũng đã có một tiền án 3 năm tù cho hưởng án treo về tội “Trốn thuế” vào năm 2002.

Việc một người đã từng vi phạm pháp luật đến mức độ hình sự trong hàng ngũ của đội ngũ cán bộ, đảng viên có thể sẽ khiến không ít người thấy ngạc nhiên nhất là những người đó lại giữ những chức vụ quan trọng trong một lĩnh vực hết sức nhạy cảm liên quan nhiều đến chuyện tiền bạc.

Điều đó không chỉ khiến người ta bất ngờ mà còn hơn thế nữa, đó là sự lo lắng về những lỗ hổng trong công tác cán bộ và về chất lượng của đội ngũ cán bộ đảng viên hiện nay, vấn đề đã nhiều lần được khẳng định trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước.

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. (Ảnh - VGP)

Công luận đặt ra câu hỏi, tại sao một người đã từng bị kết án hình sự, hình phạt chỉ dành cho những hành vi nguy hiểm cao cho xã hội theo quy định của Bộ Luật Hình sự, lại có thể “lọt” vào cơ quan Nhà nước, hơn thế nữa lại được thăng tiến đến chức vụ rất cao, với trọng trách và quyền hạn rất lớn trong bộ máy cơ quan quản lý, trong khi chúng ta luôn xác định “cán bộ là cái gốc của công việc”?

Trong khi mà việc lựa chọn cũng như sự thăng tiến của cán bộ, công chức được thực hiện rất chặt chẽ bởi những quy đình nghiêm ngặt qua nhiều khâu, nhiều bước?

Tiến sĩ Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định suốt quá trình công tác của mình chưa từng gặp trường hợp nào có án tích (dù đã được xóa án tích) mà thăng tiến đến chức vụ cao như ông Đỗ Thắng Hải.

Trước hết cần phân biệt một cách rành rẽ vấn đề luật pháp và chuyện lựa chọn cán bộ. Các luật gia phân tích rằng, theo quy định của pháp luật hiện hành, một người đã từng phạm tội, sau khi mãn hạn tù và qua hết thời gian thử thách nếu không phạm tội mới thì người đó được xóa án tích và trong lý lịch tư pháp sẽ không thể hiện điều này.

Và như vậy người đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân như một người bình thường. Nhưng một người được xóa án tích không có nghĩa là hoàn toàn không để lại “vết tích” gì và cái bản án năm xưa sẽ không bao giờ được nhắc đến nữa.

Bằng chứng là khi xảy ra vụ án Xuyên Việt Oil đang được xử lý thì bản án trước kia của các bị cáo vẫn được đưa ra để xem xét, mặc dù về nguyên tắc khi án tích đã được xóa thì nó không bị coi là tình tiết tăng nặng. Như vậy một người đã được xóa án tích có quyền được tham gia vào việc tuyển chọn trong các cơ quan nhà nước như mọi người khác.

Tuy nhiên vấn đề quan trọng tiếp theo cần phải nói tới là đó là một trong những nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức là “Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam…”, (Điều 5 Luật Cán bộ, công chức).

Chúng ta đều biết rằng tuyệt đại đa số cán bộ, công chức giữ chức danh lãnh đạo quản lý trong các cơ quan nhà nước là đảng viên, cho nên việc quản lý và sử dụng cũng như quá trình thăng tiến không chỉ tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn phải thực hiện theo các quy định của Đảng.

Một người từng phạm tội hình sự sau khi cải tạo có thể trở lại cuộc sống thiện lương và có các quyền và nghĩa vụ như mọi người bình thường khác, trong đó có việc tham gia hoạt động công quyền.

Nhưng một người được đứng trong hàng ngũ của Đảng và sau đó được bổ nhiệm, giao những trọng trách trong bộ máy công quyền thì đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn rất nhiều.

Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là một vinh dự lớn lao và chỉ dành cho những người tiền phong, gương mẫu, những người có quá khứ minh bạch, sạch sẽ. Phấn đấu, rèn luyện để trở thành đảng viên là một quá trình đòi hỏi thời gian, quy trình thẩm tra, xác minh trước khi kết nạp đảng hết sức chặt chẽ, chắc chắn không chỉ qua bản tự kê khai và các giấy tờ kèm theo trong đó có lý lịch tư pháp.

Trong vụ việc các cựu cán bộ lãnh đạo của Bộ Công Thương, cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền đã thực hiện quá trình kiểm tra kỹ lượng thì không thể bỏ qua tình tiết những người này đã từng phạm tội và nếu đã biết được điều này thì liệu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền đã thực sự cân nhắc trên cơ sở các quy định của Đảng để quyết định đưa một người đã từng có "tỳ vết" trong quá khứ vào đội ngũ của Đảng hay chưa?

Chúng ta không theo “chủ nghĩa lý lịch” để truy nguyên và cản trở mong muốn cũng như sự phấn đấu của mỗi con người đã từng trải qua sai lầm trong quá khứ nhưng cũng không thể dễ dãi xem nhẹ những gì đã từng diễn ra, nhất là trong việc lựa chọn cán bộ. Bản án, án tích rồi sẽ qua đi nhưng bản chất con người không dễ gì thay đổi.

Quá trình hình thành nhân cách là một thời gian rất dài và dường như đã định hình ở một độ tuổi mà người ta gọi là thành niên. Chấp hành pháp luật là cái tối thiểu bắt buộc phải có của mỗi con người, đạo đức là cái tối đa mà một cán bộ, đảng viên phải vươn tới.

Đảng viên, công chức lãnh đạo không chỉ là người bảo đảm được cái tối thiểu là không vi phạm pháp luật mà phải phấn đấu, rèn luyện hướng tới cái tối đa, đó là phẩm chất, đạo đức cách mạng với các chuẩn mực được chỉ ra trong Quy định 114-QĐ/TW mới đây của Đảng. Đây cũng là tiêu chuẩn cho sự lựa chọn cán bộ cần được quán triệt và thực hiện nghiêm túc trong quá trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo để tránh xảy ra những điều đáng tiếc như đã xảy ra.

Con người luôn có hai mặt tốt xấu. Những cái xấu có thể được kiểm soát, không bộc lộ trong điều kiện bình thường nhưng dễ dàng phát tác, trỗi dậy khi có điều kiện, môi trường thuận lợi, nó giống như bản năng của bầy sói hoang khi nghe “tiếng gọi nơi hoang dã”.

Những cán bộ, đảng viên được xem xét, bổ nhiệm vào hàng ngũ lãnh đạo đến cấp vụ, cấp thứ trưởng và cao hơn nữa hẳn còn phải trải qua sự lựa chọn hết sức kỹ càng và cẩn trọng gấp nhiều lần.

Vì vậy, vụ việc đang diễn ra khiến cho cán bộ, đảng viên và người dân không khỏi lo lắng và băn khoăn: Còn có bao nhiêu những công chức, cán bộ, lãnh đạo có "tỳ vết" trong quá khứ mà bằng một cách nào đó đã len lỏi, leo cao vào hàng ngũ những người giữ trọng trách trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, tham gia quyết định sự phồn vinh của đất nước và hạnh phúc của nhân dân?

TS. Đinh Văn Minh Nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Khởi công, khánh thành đồng loạt các công trình kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các công trình lớn dự kiến vào ngày 19/8 và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025). Mỗi đơn vị phải có ít nhất 2 dự án đủ điều kiện để khởi công hoặc khánh thành.

PV

Ngành Tòa án: 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, 7 người bị xử lý hình sự trong 6 tháng đầu năm

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo của Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí trước Quốc hội cho thấy hàng loạt cán bộ, thẩm phán bị kỷ luật nghiêm khắc. Ngoài 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, có 7 người bị xử lý hình sự, trong đó 5 người đã bị khởi tố.

PV

Ninh Bình đẩy mạnh số hoá hệ thống thông tin phục vụ mô hình chính quyền hai cấp

(ThanhtraVietNam) - Tỉnh đã triển khai 27 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định và kế hoạch số hóa toàn diện tài liệu lưu trữ, đảm bảo chuyển giao xuyên suốt khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.

Pv

Thủ tướng ban hành Kế hoạch triển khai Pháp lệnh quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(ThanhtraVietNam) - Quyết định số 862/QĐ-TTg được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 01/5/2025 nhằm đảm bảo quá trình triển khai Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước.

Pv

Khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/12/2025

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và 9 tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai dự án trọng điểm quốc gia với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa", phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 8/2025.

PV

Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương năm 2025: Tập trung luật mới, đẩy mạnh số hóa

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, vừa ký Quyết định số 44/QĐ-HĐPH phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2025.

PV

Hà Nội thông qua phương án giảm 400 xã, phường

(ThanhtraVietNam) - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết lịch sử với sự đồng thuận rất cao, giảm 76% số đơn vị hành chính cấp xã, sau khi hơn 97% người dân bỏ phiếu ủng hộ.

PV

Cao Bằng thông qua phương án sáp nhập xã, đẩy nhanh chuyển đổi mô hình chính quyền

(ThanhtraVietNam) - HĐND tỉnh Cao Bằng quyết nghị hai vấn đề trọng tâm: sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và phân bổ vốn bổ sung cho chương trình mục tiêu quốc gia, yêu cầu hoàn thiện đề án trước 1/5 để trình Chính phủ phê duyệt.

PV

Đẩy nhanh tiến độ thẩm định, xử lý các hồ sơ dự thảo văn bản được các bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) 2 cấp ban hành Kế hoạch số 40/KH-BCĐ ngày 19/4/2025 phân công các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) liên quan đến việc kết thúc hoạt động của CQĐP cấp huyện và tổ chức CQĐP 2 cấp.

PV

Mở rộng phía đông hồ Hoàn Kiếm - Lằn ranh giữa di sản và tương lai

(ThanhtraVietNam) - Hà Nội đang bước vào một giai đoạn chuyển mình đầy táo bạo khi lên kế hoạch di dời 11 trụ sở cơ quan nhà nước và khoảng 40 hộ dân ở phía đông hồ Hoàn Kiếm, nhường chỗ cho một không gian công cộng hơn 20.000 m².

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp cận pháp luật góp phần củng cố nhận thức pháp luật ngay tại cơ sở

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2025, qua đó góp phần hòa giải, giải quyết các thủ tục hành chính và phát huy dân chủ ở cơ sở.

Hữu Anh

Một chặng đường vẻ vang và sứ mệnh phía trước

(ThanhtraVietNam) - 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) là dịp đặc biệt để chúng ta tri ân những người thầy thuốc – những "chiến sĩ áo trắng" đã không ngừng cống hiến, hy sinh thầm lặng vì sức khỏe của cộng đồng. Đây cũng là cơ hội để nhìn lại chặng đường 70 năm đầy tự hào của ngành y tế Việt Nam, từ những ngày đầu gian khó đến những bước tiến vượt bậc trong thời đại mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lan Anh

Xem thêm