Thứ hai, 25/09/2017 - 08:48 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Gốm Cậy ở huyện Bình Giang, Hải Dương là nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời. Ở thời hưng thịnh, gốm Cậy được đánh giá mang tính nghệ thuật cao, tạo nên một dòng gốm men riêng biệt sánh ngang với các làng gốm cổ như Thổ Hà, Phù Lãng, Chu Đậu, Đông Triều, Bát Tràng... Tuy vậy, hiện nay, làng gốm này đang bị mai một cần được bảo tồn để giữ lại một dòng gốm truyền thống.
Nghề gốm, sứ ở làng Cậy, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương ra đời cách đây khoảng 500 năm. Từ xa xưa, người thợ gốm Cậy lấy đất sét ở hai bờ sông của làng làm gốm. Loại đất sét này rất mịn, tạo ra sản phẩm gốm óng chuốt. Sản phẩm truyền thống của gốm Cậy đều được vuốt bằng tay, những họa tiết được đắp nổi hết sức tinh xảo. Ngày nay, nguồn đất sét ở quê cạn kiệt, người thợ gốm Cậy phải dùng đất sét cao lanh khai thác tận Đông Triều, Quảng Ninh để sản xuất. Sản phẩm gốm Cậy rất đa dạng, gồm: bát, đĩa, ấm, chén, bình hoa...; đặc biệt là loại gạch lớn được nung rất khéo. Gạch của làng Cậy chín già, có kích thước lớn, thường được dùng làm chân kê cột đình, cột chùa và lát các lối đi trong đình, đền.
Một góc trưng bày của nghệ nhân Vũ Xuân Năm
Điều làm nên sự khác biệt của dòng gốm này chính là men gốm Cậy. Để tạo nên men gốm, người thợ phải dùng đất sét cao lanh, nghiền lẫn cùng tro trấu, tro củi lọc kỹ. Men gốm Cậy thường là men màu lam nhạt mang phong cách khác hẳn với gốm Thổ Hà, Bát Tràng… Từ cách tạo men này, người thợ làng gốm có thể chế ra đa dạng màu men như: xanh cốm, xanh lam, nâu đất, hồng... Bảo tàng cổ vật Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hiện còn lưu giữ một bình gốm hoa lam của làng Cậy.
Thu nhập từ nghề làm gốm không cao nên những người còn gắn bó với nghề này xuất phát từ tình yêu với gốm Cậy. Nhiều gia đình đã bỏ nghề gốm đi tìm công việc khác có thu nhập tốt hơn. Nhiều nghệ nhân gốm sứ Cậy lần lượt bỏ nghề vì không cạnh tranh được với thị trường trước các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), gốm sứ Chu Đậu, Minh Long, sứ Trung Quốc... Hiện nay, chỉ còn một số ít hộ trong làng Cậy còn theo đuổi, bám trụ với nghề.
Nghệ nhân Vũ Xuân Năm, một trong số ít người trong làng Cậy còn theo đuổi, bám trụ với nghề tự hào: Gia đình ông làm nghề gốm sứ đến nay là đã truyền qua 9 thế hệ. Các con của ông vẫn đam mê và theo đuổi nghề gốm. Sau hơn 50 năm theo nghề, ông đã nắm giữ nhiều bí kíp gia truyền để tạo ra những sản phẩm đặc sắc, đặc trưng của gốm sứ truyền thống quê hương. Ông cho biết: gốm Cậy mang đặc trưng khác các loại gốm khác là chủ yếu dùng đất sét và đốt bằng củi nên nó ánh hơn; đất sét không có hóa chất nên rất an toàn, không ảnh hưởng đến người dùng.
Đối với gia đình ông Năm, việc tiếp tục duy trì, lưu truyền nghề sản xuất gốm sứ truyền thống này không đơn giản vì lợi ích kinh tế mà còn là giữ gìn tinh hoa nghệ thuật mà ông cha bao đời truyền lại, là niềm tự hào về một dòng gốm cổ lâu đời. Ông Năm luôn trăn trở để có thể mở lớp truyền nghề cho những người có đam mê; đồng thời, mở rộng cơ sở sản xuất và có phòng trưng bày ngay tại thôn Cậy nhằm tuyên truyền cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ trong vùng tự hào về nét đẹp trong sản phẩm truyền thống. Lòng nhiệt huyết, quyết tâm gắn bó duy trì với nghề gốm của gia đình ông Năm và một số hộ gia đình trong làng đã đem lại sức sống cho gốm Cậy.
Xã Long Xuyên, huyện Bình Giang và tỉnh Hải Dương đã có nhiều giải pháp để gìn giữ, phát triển nghề truyền thống này. Những năm trước đây, làng nghề có hàng trăm hộ sản xuất với hàng trăm lò nung gốm. Vì khó khăn tìm đầu ra cho sản phẩm, nhiều hộ sản xuất không tiếp tục với nghề, chuyển sang nghề khác với mức thu nhập cao hơn. Hiện nay, toàn xã chỉ còn 3-4 hộ còn tiếp tục, mỗi hộ cũng chỉ có 5-6 thợ còn gắn bó sản xuất gốm Cậy.
Làng nghề gốm Cậy đã được tỉnh Hải Dương công nhận là làng nghề truyền thống. Gốm Cậy đã có được thương hiệu riêng nhưng số người theo nghề gốm trong làng ngày một giảm. Đứng trước nguy cơ mai một của làng nghề truyền thống, các cơ quan chức năng cần có biện pháp cụ thể và tích cực để bảo tồn, gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống đã tồn tại từ hàng trăm năm nay./.
Dương Thái
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) – Công an Lạng Sơn vừa khởi tố, bắt giam 12 đối tượng vi phạm quy định về kinh doanh đa cấp thực phẩm chức năng Nấm Ngưu Chương Chi xảy ra tại nhiều địa phương, với số tiền giao dịch hàng nghìn tỷ đồng, liên quan trực tiếp hơn 9.000 người và đề nghị người liên quan hệ thống Ame Global liên hệ cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật.
Thái Minh
(ThanhtraVietNam) - Từ SoHo tráng lệ ở New York đến Ginza sầm uất giữa lòng Tokyo, thế giới đã chứng kiến những khu phố thương mại vươn mình để trở thành biểu tượng văn hóa, định hình phong cách sống và đẳng cấp đô thị. Hà Nội - trái tim kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam - cũng đang đứng trước thời khắc lịch sử hình thành biểu tượng thương mại mang tầm vóc quốc tế. Và Giảng Võ chính là cái tên được kỳ vọng sẽ hiện thực hóa giấc mơ “SoHo, Ginza phiên bản Việt”.
(ThanhtraVietNam): Các shop chân đế được xem mảnh ghép quan trọng giúp vận hành cuộc sống thượng lưu tại Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội). Dòng sản phẩm này còn là tài sản đầu tư sinh lời bền vững, được ví như “gà đẻ trứng vàng” trong danh mục “phải có” của giới đầu tư.
(ThanhtraVietNam) - Hà Nội, ngày 22/5/2025 - Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác – tăng hơn 12 lần so với con số 1.200 của mùa đầu tiên, xứng danh là nơi hội tụ của trí tuệ toàn cầu.
(Thanhtravietnam.vn) - Flamingo Golden Hill được phát triển trên diện tích 6,5ha, gồm 181 căn villa, thiết kế 3,5 tầng, tối ưu công năng sử dụng. Dự án tích hợp đầy đủ tiện ích như khu thương mại, ẩm thực, bể bơi khoáng nóng, khu phố đêm, phố đi bộ cuối tuần, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, mua sắm, giải trí của cư dân và du khách.
PVTT
(ThanhtraVietNam) - Để cụ thể hóa các quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động quản lý nhà nước. Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Lai Châu đồng loạt triển khai đợt thanh tra, kiểm tra quy mô lớn theo chỉ đạo của Bộ Y tế và Thủ tướng Chính phủ, tập trung vào các mặt hàng nhạy cảm như thuốc, sữa, thực phẩm chức năng và vật tư y tế, nhằm đấu tranh quyết liệt với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe cộng đồng.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương. Trong đó, có chức năng xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và chuyên đề.
Đình Thuyết
(ThanthtraVietNam) - Nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn giao thông, Chánh Thanh tra tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 48/KH-TTr, chỉ đạo toàn thể công chức, người lao động nghiêm túc chấp hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
PV
(ThanhtraVietNam) – Trước sự việc một người dân ở Hà Nội bị mất hàng trăm triệu đồng khi bị lừa tham gia hệ thống quỹ đầu tư MoMo Pro giả mạo, Bộ Công an đã khuyến cáo người dân khi giao dịch tài chính.
Ngô Tân
(ThanhtraVietNam) - Trước thực trạng xảy ra nhiều vụ án nghiêm trọng liên quan sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả ở nước ta thời gian gần đây, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương, nghiêm túc triển khai công tác đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Minh Cường vừa ban hành Văn bản 3802/VP-VX, yêu cầu các Sở, ngành và UBND cấp huyện đồng loạt tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra hậu mại. Mục tiêu là ngăn chặn hiệu quả nạn buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực mỹ phẩm, đặc biệt trên môi trường mạng, nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn.
PV