Thứ ba, 27/12/2016 - 09:41 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Sở hữu nhiều sản phẩm đặc sản, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn khó bước chân vào thương trường thế giới. Hoặc các sản phẩm xuất khẩu thì không được biết đến dưới thương hiệu của Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Việt Nam có 29.500 trang trại, trong đó 8.800 trang trại trồng trọt, chiếm 29,83%, 10.974 trang trại chăn nuôi (37,2%), 430 trang trại lâm nghiệp (1,46%), 5.268 trang trại thủy sản (7,86%), 4.028 trang trại tổng hợp (13,66%) và trên 740 công ty chế biến thực phẩm với nền tảng sản xuất đa dạng nhưng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam vẫn còn mờ nhạt.
Để có thể ghi tên trên thị trường thực phẩm thế giới thì 2 yếu tố quan trọng nhất mà các doanh nghiệp (DN) Việt Nam phải quan tâm đó là đặc sản và giá cả. Hai thế mạnh này các DN Việt Nam đều có, nhất là đặc sản, tuy nhiên, nguồn lực đầu tư cho phát triển công nghệ và thương hiệu của các DN trong nước còn rất yếu. Đơn cử, tại Lâm Đồng, một số thương hiệu thực phẩm dù đủ điều kiện để xuất khẩu nhưng vẫn không ra được thị trường thế giới vì sản xuất nhỏ lẻ, số lượng ít, nhất là không có khả năng kết nối để đưa hàng vào các chuỗi bán lẻ ở các nước. Hay như cà phê, phần lớn các DN Việt Nam phải xuất khẩu thông qua các công ty nước ngoài trung gian khác. Điểm yếu nhất là Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu địa danh.
Biết được điểm yếu của mình, một số DN đã tập trung đẩy mạnh phát triển thương hiệu ra trường quốc tế. Đơn cử, mới đây Vinamit đã tập trung cho các sản phẩm organic và theo đánh giá, có thể tạo giá trị gia tăng lên đến 50% so với sản phẩm thông thường. Lợi thế lớn nhất của Vinamit là đặc sản mít Việt Nam, hầu như rất ít quốc gia có loại trái cây này. Tuy nhiên, thị trường ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn và ngày càng quan tâm tới thực phẩm sạch, tốt cho sức khỏe nên DN phải liên tục đổi mới, đầu tư công nghệ mới đáp ứng được. Bởi lẽ, để có thể chinh phục thị trường các nước và vào được những hệ thống siêu thị lớn toàn cầu là sản phẩm phải sạch, phải ổn định. Đó cũng là tiêu chí được đánh giá hàng đầu.
Nếu có thương hiệu sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm này trên thị trường thế giới. Bởi lẽ, nếu sản phẩm mang thương hiệu sẽ giúp khách hàng mua thường xuyên hơn, chi nhiều hơn và giới thiệu cho người khác. Từ đó, sẽ giúp các sản phẩm có giá trị lớn hơn, nông dân bán được giá cao hơn, tạo ra tiềm năng kinh tế bền vững hơn cho đất nước.
Tuy nhiên, để xây dựng thương hiệu cho ngành thực phẩm của Việt Nam cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm, nâng cao tính nhất quán của sản phẩm cũng như cần xây dựng quy trình chất lượng từ khâu sản xuất của người nông dân.
Cùng với đó, đại diện các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng cũng nêu ra những khó khăn mà các ngành hàng phải đối mặt trong việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Chẳng hạn, đối với ngành nông sản, hiện Việt Nam còn thiếu những giống có chất lượng cao và ổn định. Nông dân còn sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật gây mất an toàn thực phẩm.
Hơn nữa, các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay đang xuất khẩu chủ yếu ở phân khúc trung bình và thấp, vì thế khi chuyển sang phân khúc cao cấp cũng là một vấn đề lớn. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn hạn chế chưa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Hiện nay, ngành thực phẩm Việt Nam chủ yếu là các DN vừa và nhỏ. Mặc dù nhiều DN đã xây dựng thương hiệu riêng nhưng chưa đủ mạnh, những cố gắng đơn lẻ chưa tạo nên được sức mạnh chung. Do đó, hầu hết thực phẩm "Made in Vietnam" chưa được những thị trường khó tính như Âu, Mỹ biết đến.
Do vậy, để tạo được sức mạnh thương hiệu chung, cần nhất là chính sách của Nhà nước. Muốn thương hiệu thực phẩm Việt Nam tạo được dấu ấn tại thị trường nước ngoài, Nhà nước cần phát động một chương trình chiến lược sản phẩm quốc gia, trong đó chọn ra các thương hiệu đủ tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng và có bộ nhận diện thương hiệu đủ lớn để phát triển, hỗ trợ về chính sách, thị trường, môi trường để DN tiếp cận được với hệ thống phân phối nước ngoài.
Đồng thời, vấn đề nghiên cứu thị trường cần được mở rộng, đầu tư chiều sâu, đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với khẩu vị, tập quán của từng thị trường, khách hàng. Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu cần gắn với hoàn thiện kênh phân phối.
Thực tế, về chiến lược hỗ trợ phát triển thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành nông lâm thủy sản và công nghiệp thực phẩm thông qua các hoạt động của chương trình xúc tiến thương hiệu quốc gia. Hoạt động này bao gồm các công việc cung cấp thông tin về thị trường, đào tạo doanh nghiệp hiểu biết thêm về thị trường, cách giao dịch với thị trường, tham gia hội chợ triển lãm nước ngoài./.
Tổng hợp
anhdt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Từ SoHo tráng lệ ở New York đến Ginza sầm uất giữa lòng Tokyo, thế giới đã chứng kiến những khu phố thương mại vươn mình để trở thành biểu tượng văn hóa, định hình phong cách sống và đẳng cấp đô thị. Hà Nội - trái tim kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam - cũng đang đứng trước thời khắc lịch sử hình thành biểu tượng thương mại mang tầm vóc quốc tế. Và Giảng Võ chính là cái tên được kỳ vọng sẽ hiện thực hóa giấc mơ “SoHo, Ginza phiên bản Việt”.
(ThanhtraVietNam): Các shop chân đế được xem mảnh ghép quan trọng giúp vận hành cuộc sống thượng lưu tại Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội). Dòng sản phẩm này còn là tài sản đầu tư sinh lời bền vững, được ví như “gà đẻ trứng vàng” trong danh mục “phải có” của giới đầu tư.
(ThanhtraVietNam) - Hà Nội, ngày 22/5/2025 - Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác – tăng hơn 12 lần so với con số 1.200 của mùa đầu tiên, xứng danh là nơi hội tụ của trí tuệ toàn cầu.
(ThanhtraVietNam) - Để cụ thể hóa các quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động quản lý nhà nước. Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Lai Châu đồng loạt triển khai đợt thanh tra, kiểm tra quy mô lớn theo chỉ đạo của Bộ Y tế và Thủ tướng Chính phủ, tập trung vào các mặt hàng nhạy cảm như thuốc, sữa, thực phẩm chức năng và vật tư y tế, nhằm đấu tranh quyết liệt với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe cộng đồng.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương. Trong đó, có chức năng xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và chuyên đề.
Đình Thuyết
(ThanthtraVietNam) - Nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn giao thông, Chánh Thanh tra tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 48/KH-TTr, chỉ đạo toàn thể công chức, người lao động nghiêm túc chấp hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
PV
(ThanhtraVietNam) – Trước sự việc một người dân ở Hà Nội bị mất hàng trăm triệu đồng khi bị lừa tham gia hệ thống quỹ đầu tư MoMo Pro giả mạo, Bộ Công an đã khuyến cáo người dân khi giao dịch tài chính.
Ngô Tân
(ThanhtraVietNam) - Trước thực trạng xảy ra nhiều vụ án nghiêm trọng liên quan sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả ở nước ta thời gian gần đây, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương, nghiêm túc triển khai công tác đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Minh Cường vừa ban hành Văn bản 3802/VP-VX, yêu cầu các Sở, ngành và UBND cấp huyện đồng loạt tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra hậu mại. Mục tiêu là ngăn chặn hiệu quả nạn buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực mỹ phẩm, đặc biệt trên môi trường mạng, nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành và địa phương tập trung triển khai các giải pháp cấp bách nhằm tăng cường công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường tại một số lưu vực sông.
PV
(ThanhtraVietNam) - Trước những dự báo về tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường và cực đoan trong năm 2025, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị trên địa bàn tỉnh nghiêm túc triển khai các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
PV