Thứ tư, 10/11/2010 - 09:17 (GMT+7)
Nhận lời mời của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, hôm nay (10/11), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Seoul.
Tham gia Đoàn chính thức có Phu nhân Thủ tướng Trần Thanh Kiệm, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thứ trưởng Tài chính Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Công an Bùi Xuân Nam, Trợ lý Thủ tướng Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn.
Với tư cách đại diện cho các nước ASEAN và Việt Nam tham dự Hội nghị, Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu sẽ tham gia tích cực với Nhóm Các nước phát triển và mới nổi (G20) đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế, phát triển toàn cầu, quá trình xây dựng thể chế G20, xây dựng cơ chế quản trị toàn cầu phù hợp với lợi ích các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.Qua các hoạt động này ngày càng khẳng định vai trò, vị thế, uy tín của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong cộng đồng quốc tế; thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên G20, nhất là các nước đối tác ưu tiên của Việt Nam.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham gia tất cả các phiên thảo luận tại Hội nghị với lãnh đạo các nước G20 và khách mời. Nhân dịp này, Thủ tướng cũng sẽ có các cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo một số nước tham dự Hội nghị và gặp gỡ một số tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc.Bên lề Hội nghị, dự kiến sẽ diễn ra Tọa đàm bàn tròn cấp cao về kinh doanh Việt Nam – Hàn Quốc với sự tham dự của khoảng 40 doanh nghiệp hàng đầu hai nước.
Nhóm G20 được thành lập năm 1999 sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á 1997 – 1998. Thành viên G20 bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Canada, Italy, Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, Argentina, Mexico, Hàn Quốc, Indonesia, Nam Phi, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, EU. Quy mô của G20 chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế. |
Theo Chinhphu.vn
letiendat
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Nghị quyết không chỉ khẳng định vai trò "động lực quan trọng nhất" của kinh tế tư nhân mà còn đề ra những mục tiêu và giải pháp mang tính đột phá, tạo ra kỳ vọng về một giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững.
PV
(ThanhtraVietNam) - Môi trường kinh doanh đóng vai trò then chốt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành, phát triển và hiệu quả hoạt động của kinh tế tư nhân. Một môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư, đổi mới sáng tạo và mở rộng sản xuất. Nghị quyết 68-NQ/TW xác định rõ tầm quan trọng của việc cải cách thể chế, kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và đề ra nhiều giải pháp mạnh mẽ để thực hiện mục tiêu này.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tiếp cận nguồn lực là yếu tố then chốt để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ và bền vững. Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị đưa ra các giải pháp đồng bộ và toàn diện để khơi thông các nguồn lực về đất đai, vốn và nhân lực chất lượng cao, tạo động lực mới cho khu vực này.
PV
(ThanhtraVietNam) - Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Sáng nay, 18/5/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Đó là lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, sáng ngày 18/5/2025.
Tạp chí Thanh tra
(ThanhtraVietNam) - Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, với 429/434 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Việc thông qua Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân giúp doanh nghiệp có nhiều chính sách đột phá để đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước và sự phát triển của kinh tế-xã hội.
Hữu Anh (TH)
(ThanhtraVietNam) – Liên quan đến công tác thực hiện chính sác ưu đãi người có công, thông qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập, vướng mắc.
M. Phương (tổng hợp)
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 16/5, tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, Tầm vóc thời đại”, mở đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Đây là chủ đề Phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh và hùng cường.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
K. Dung