Tất cả chuyên mục

Triển khai Nghị quyết 26 cần mang tính chiến lược, lâu dài

Thứ hai, 29/08/2011 - 07:08 (GMT+7)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Chỉ nhận thức, quán triệt sâu rộng nội dung Nghị quyết 26 là chưa đủ, mà quan trọng việc triển khai, hiệu quả thực tế mới là vấn đề lớn.

Tiếp tục chuyến công tác kiểm tra thực hiện Nghị quyết số 26 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là Tam nông) tại một số tỉnh phía Nam, trong 2 ngày 27 và 28/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác của Trung ương đã đi thăm và làm việc tại Kiên Giang.Đây là địa phương đã phát huy tốt lợi thế của một tỉnh đồng bằng ven biển, xây dựng được nhiều mô hình hợp tác xã, tổ hợp kinh tế tác hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.Tìm hiểu tình hình chung tại tỉnh Kiên Giang sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Tam nông, sáng 28/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.Với hơn 80% diện tích tự nhiên là đất nông nghiệp và địa bàn nông thôn, hơn 70% dân số là nông dân, tỉnh Kiên Giang xác định nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí quan trọng.Ngay sau khi có Nghị quyết 26, tỉnh đã chủ động quán triệt, triển khai nội dung Nghị quyết sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.Tổng Bí thư thăm hộ nông dân sản xuất giỏi tại huyện Tân HiệpTrong quá trình triển khai Nghị quyết, tỉnh đặc biệt chú trọng việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, bố trí lại sản xuất phù hợp với từng vùng, địa phương theo hướng giữ ổn định diện tích lúa để đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu. Tại đây đã hình thành các vùng sản xuất tập trung như vùng lúa chất lượng cao, cây ăn trái, nuôi trồng thuỷ sản.Tổng Bí thư và đoàn công tác rất quan tâm tới việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất. Đây cũng là một “mũi nhọn” mà tỉnh Kiên Giang ưu tiên tập trung bằng việc đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là về giống mới, kỹ thuật canh tác, cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá.Qua tìm hiểu, đoàn công tác cho rằng, Kiên Giang là tỉnh có nhiều mô hình kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại ở nông thôn. Cụ thể toàn tỉnh hiện có hơn 3.000 tổ hợp tác, 182 hợp tác xã. Tuy nhiên khi triển khai kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác cũng gặp phải những tồn tại.Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Bí thư cho rằng, chỉ nhận thức, quán triệt sâu rộng nội dung Nghị quyết là chưa đủ, mà quan trọng là triển khai trong thực tế như thế nào, hiệu quả đến đâu vì đây là vấn đề lớn, bao hàm nhiều nội dung chiến luợc và mang tính lâu dài.Qua tổng kết, sơ kết tham mưu, kiến nghị Trung ương đánh giá cụ thể từng lĩnh vực, từ đó có những điều chỉnh kịp thời về cơ chế, chính sách. Chính vì vậy khi triển khai Nghị quyết, cần nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tính tiên phong của mỗi cán bộ, đảng viên.Tổng Bí thư cho rằng, việc Kiên Giang xác định phát triển công nghiệp chế biến, gắn với tiêu thụ; giảm sản phẩm xuất khẩu thô và tăng dần tỷ lệ hàng nông, thuỷ sản qua chế biến, tập trung vào một số sản phẩm có lợi thế như gạo, cây ăn trái, thuỷ sản đông lạnh là chủ trương đúng. Để đạt được mục tiêu, thì việc giúp dân bảo quản, bao tiêu sản phẩm, mở rộng xúc tiến thương mại, xây dựng các trung tâm thương mại để lưu thông hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm của nông dân là rất cần thiết.Tổng Bí thư nhấn mạnh, bên cạnh phát triển kinh tế, tỉnh cần quan tâm chăm lo thực hiện chính sách an sinh xã hội, nhất là đối với các gia đình chính sách, người nghèo vùng nông thôn. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là quan trọng nhưng cần vận động quần chúng nhân dân, đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau qua đó thể hiện tính ưu việt của mô hình nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.Qua tìm hiểu thực tế công tác xoá đói, giảm nghèo tại Kiên Giang, Tổng Bí thư cho rằng, địa phương cần sớm tổng kết, rút kinh nghiệm, phát huy những cách làm, mô hình hay để có thể nhân rộng ra các địa phương khác.Cũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đánh giá cao những kết quả mà Kiên Giang đã đạt được phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, qua đó thể hiện sự tin tưởng của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.Tổng Bí thư cũng gợi mở một số vấn đề để tỉnh cần tập trung quan tâm, tiếp tục triển khai Nghị quyết 26 như: Vấn đề quy hoạch, quản lý đất đai gắn với yêu cầu giải quyết tích tụ ruộng, giải quyết việc làm cho người dân thiếu đất sản xuất; Cần rà soát lại quy hoạch đất đai gắn với sản xuất nông nghiệp, bên cạnh cây lúa thì chú trọng phát triển cây màu; Phát triển kinh tế tập thể, xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác xã kiểu mới.Với Kiên Giang, đoàn cũng rất quan tâm việc phát triển kinh tế biển, phát huy tiềm năng, thế mạnh từ biển, gắn với giữ vững chủ quyền bảo vệ an ninh biên giới, công tác đối ngoại. Chú trọng việc nâng cao chất lượng hiệu quả khai thác, tập trung nuôi trồng ven biển, tránh đánh bắt huy diệt.Đoàn công tác cũng nắm bắt rõ hơn những khó khăn khi triển khai Nghị quyết 26 đang đặt ra tại địa phương như chuyển dịch cơ cấu còn chậm, tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào Nhà nước vẫn còn; đội ngũ cán bộ ở cơ sở còn lúng túng khi triển khai từng công việc cụ thể.Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm nhưng việc tiếp cận các nguồn vốn vay của dân còn gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý nguồn vốn, xây dựng các đề án cụ thể cũng còn nhiều bất cập, do nhận thức chưa đầy đủ và trình độ còn hạn chế trong một bộ phận cán bộ.Những kiến nghị của tỉnh Kiên Giang về tăng cường đầu tư vốn, chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ, có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; xem xét thành lập Quỹ đầu tư xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn mới ở cấp Trung ương và cấp tỉnh.. được đoàn công tác tổng hợp, báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan giải quyết theo chức năng.Nhân dịp về làm việc tại Kiên Giang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi tìm hiểu thực tế việc thực hiện Nghị quyết 26 tại xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp. Thăm hỏi một số hộ gia đình làm kinh tế giỏi trên địa bàn huyện Tân Hiệp./.

Theo Đặng Linh / VOV News

dotuanh

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong bối cảnh mới

(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.

Dương Nguyễn

Nghị quyết 68-NQ/TW: Động lực mới cho kinh tế tư nhân, đột phá cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Nghị quyết không chỉ khẳng định vai trò "động lực quan trọng nhất" của kinh tế tư nhân mà còn đề ra những mục tiêu và giải pháp mang tính đột phá, tạo ra kỳ vọng về một giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững.

PV

Nghị quyết 68-NQ/TW: Tạo đột phá trong cải cách thể chế, kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Môi trường kinh doanh đóng vai trò then chốt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành, phát triển và hiệu quả hoạt động của kinh tế tư nhân. Một môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư, đổi mới sáng tạo và mở rộng sản xuất. Nghị quyết 68-NQ/TW xác định rõ tầm quan trọng của việc cải cách thể chế, kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và đề ra nhiều giải pháp mạnh mẽ để thực hiện mục tiêu này.

PV

Nghị quyết 68-NQ/TW: Giải pháp đồng bộ khơi thông nguồn lực cho kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Tiếp cận nguồn lực là yếu tố then chốt để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ và bền vững. Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị đưa ra các giải pháp đồng bộ và toàn diện để khơi thông các nguồn lực về đất đai, vốn và nhân lực chất lượng cao, tạo động lực mới cho khu vực này.

PV

Nghị quyết 68: Thúc đẩy mạnh mẽ và phát huy vai trò của kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

K. Dung

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và 68 của Bộ Chính trị

(ThanhtraVietNam) - Sáng nay, 18/5/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

K. Dung

"Hãy cùng nhau thắp lên ngọn lửa Đổi mới - Khát vọng - Hành động"

(ThanhtraVietNam) - Đó là lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, sáng ngày 18/5/2025.

Tạp chí Thanh tra

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, với 429/434 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Việc thông qua Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân giúp doanh nghiệp có nhiều chính sách đột phá để đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước và sự phát triển của kinh tế-xã hội.

Hữu Anh (TH)

Kiểm toán nhà nước kiến nghị rà soát, điều chỉnh hàng loạt chính sách về ưu đãi người có công

(ThanhtraVietNam) – Liên quan đến công tác thực hiện chính sác ưu đãi người có công, thông qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập, vướng mắc.

M. Phương (tổng hợp)

Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 16/5, tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, Tầm vóc thời đại”, mở đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu.

K. Dung

Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Đây là chủ đề Phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh và hùng cường.

PV

Huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

K. Dung

Xem thêm