Thứ ba, 08/11/2016 - 11:16 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - "Đối với dân tộc Việt Nam ta, hàng ngàn năm lịch sử đã đem lại cho chúng ta một nền văn hóa sâu sắc, thấm sâu vào mọi ứng xử, suy nghĩ của mỗi người. Những đặc trưng của văn hóa Việt Nam đó là lòng yêu nước, tinh thần cộng đồng nhân ái, khoan dung, tính cần cù, giản dị, khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh, ý chí tự lực, tự cường. Trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, văn hóa Việt Nam là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đạt được nhiều kỳ tích. Những giá trị văn hóa đó vô cùng quý giá để hình thành nền văn hóa doanh nghiệp Việt." Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại lễ công bố Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam - 10/11 và phát động cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại buổi lễ, người ta thường nói để cạnh tranh thành công trên thương trường thì sự khác biệt là rất quan trọng. Hai doanh nghiệp có thể cùng sản xuất ra một loại sản phẩm, có công nghệ giống hệt nhau nhưng khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm từ doanh nghiệp này mà không mua của doanh nghiệp kia. Bởi lẽ họ tin vào cách ứng xử, các nguyên tắc kinh doanh, tính cam kết và tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp này hơn doanh nghiệp kia. Văn hóa doanh nghiệp là linh hồn của thương hiệu, là yếu tố khác biệt bền vững của doanh nghiệp. Một thương hiệu tốt không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản của quốc gia. Mọi quốc gia đều ra sức bảo vệ những thương hiệu của mình. Đó là lý do Chính phủ kiến tạo ngày nay rất quan tâm đến chủ đề văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh và đạo đức doanh nhân.
Khi nhìn ra thế giới, chúng ta sẽ nhận thấy không một cường quốc kinh tế nào mà không có một nền văn hóa doanh nghiệp đặc sắc. Tại sao những quán ăn của Nhật Bản, Hàn Quốc lại có thể chinh phục khách hàng trên khắp thế giới? Tại sao những tập đoàn như Toyota, Sony, Samsung, Apple, Ford… có thể tồn tại và phát triển nhiều thập niên thậm chí cả trăm năm và khi gặp khủng hoảng, họ vẫn có thể đứng dậy, vượt lên… Một trong những lý giải rất quan trọng là họ có một nền tảng văn hóa doanh nghiệp rất mạnh, thậm chí có những thương hiệu đã trở thành biểu tượng của một quốc gia. Những thương hiệu đó đại diện cho những giá trị về sức sáng tạo, tính kỷ luật, sự tiên phong, trách nhiệm xã hội… Việt Nam ngày nay cũng có những thương hiệu được xây dựng dựa trên những cam kết về giá trị và các nguyên tắc phát triển bền vững, có thể kể ra một vài cái tên như FPT, TH Truemilk, Vinamilk, Viettel, VNPT, Công ty cổ phần xây dựng Coteccons, Công ty ô tô Trường Hải, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, Hãng hàng không Vietjet v.v… Nhờ việc đề cao những nguyên tắc và giá trị tiến bộ, phù hợp với xu thế của thời đại mà chúng ta đã có những sản phẩm hiện diện ở những thị trường khó tính, được khách hàng trên khắp thế giới đón nhận.
"Nếu như doanh nghiệp Mỹ có đặc trưng của tính tự do, phóng khoáng, có thiên hướng thực dụng; doanh nghiệp Nhật có tính kỷ luật, sự tận tụy và tinh thần hợp tác mang thiên hướng gia đình; doanh nghiệp Hàn Quốc có đặc trưng là trung thành, trách nhiệm, tính cam kết cộng đồng rất cao; doanh nghiệp Đức thể hiện tính chính xác, thận trọng, kỷ luật và thực tế. Vậy nét văn hóa của doanh nghiệp Việt
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh một điều với các đồng chí và các bạn là: Đánh mất văn hóa nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng là đánh mất chính mình. Làm gì có tổn thất nào lớn hơn và khó khắc phục hơn là tổn thất đó. Ông bà mình đã từng nói rất đúng: Đánh mất niềm tin và mất tất cả. Văn hóa của doanh nghiệp cũng chính là niềm tin của khách hàng.
Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là hình ảnh doanh nghiệp mà còn là hình ảnh quốc gia, nhất hạn là khi chúng ta tham gia vào các hiệp định song phương, đa phương… Tôi lấy ví dụ, sau này, khi chúng ta phê chuẩn TPP và hiệp định này có hiệu lực, những doanh nghiệp nào không tôn trọng quyền lợi người lao động, gây ô nhiễm môi trường (tức là vi phạm những nguyên tắc và giá trị cốt lõi), v.v… thì sẽ không được hưởng các ưu đãi TPP, không có khả năng làm ăn với các đối tác TPP. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chúng ta càng phải khuyến khích áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức trong làm ăn kinh tế, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với các nguyên tắc phát triển bền vững.
Khi nói đến văn hóa doanh nghiệp, người ta còn hay nhắc đến các hành vi ứng xử cụ thể. Đó là ứng xử với khách hàng, với cộng đồng. Đó là cách giao tiếp với đối tác, với xã hội. Các bạn hãy lưu ý, khi một nhân viên bán hàng hay một chủ quán ứng xử với khách hàng, đặc biệt là với người nước ngoài, thì đó cũng chính là hình ảnh của Việt Nam trong ấn tượng của bạn bè quốc tế… Điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của ngành du lịch chúng ta. Vì vậy, về điểm này, tôi thành tâm mong các bạn hãy học tập kinh nghiệm của
Khi nói đến văn hoá doanh nghiệp người ta hay nhắc đến một khái niệm gọi là “trách nhiệm xã hội”. Các doanh nghiệp đi làm từ thiện, xây cầu, làm đường, xây trường,… là rất tốt, đáng biểu dương nhưng đó chỉ mới là một phần của “trách nhiệm xã hội”, một trong những điều cốt yếu làm nên trách nhiệm xã hội đó là cách quý vị kinh doanh, cách quý vị ứng xử với môi trường, với người lao động và tuân thủ pháp luật… Tất cả những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, sử dụng lao động trẻ em, đối xử bất công với người lao động, trốn thuế, chuyển giá,… là những doanh nghiệp “vô trách nhiệm xã hội”, sớm hay muộn gì cũng bị người tiêu dùng trong và ngoài nước tẩy chay.
Văn hoá doanh nghiệp, các nguyên tắc cơ bản, giá trị cốt lõi không thể tách rời khỏi tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có nền tảng văn hoá mạnh cũng là những doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn và sứ mệnh tốt đẹp, biết hài hoà, cân bằng các lợi ích giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, giữa lợi nhuận có được với lợi ích của cộng đồng, giữa các mục tiêu ngắn hạn với các phương châm phát triển bền vững. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp chính là xây dựng lợi thế cạnh tranh, lợi thế thương mại và bản sắc Việt
Nhân dịp công bố Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam – ngày 10 tháng 11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính thức phát động trong toàn quốc Cuộc vận động “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam” với 5 nội dung cụ thể sau:
Một là, nâng cao nhận thức, quán triệt sâu rộng về vai trò văn hoá doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp và từng doanh nghiệp Việt Nam từ khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hai là, xây dựng và phát triển nền tảng văn hoá doanh nghiệp Việt
Ba là, phát huy tích cực, đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từng doanh nhân và mỗi doanh nghiệp kiên quyết nói không với hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh, gây tổn hại cho xã hội.
Bốn là, làm lành mạnh môi trường kinh doanh với tinh thần thượng tôn pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và liêm chính trong kinh doanh; tuân thủ các chuẩn mực kinh doanh quốc tế; khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, lao động sáng tạo.
Năm là, nâng cao văn hoá tinh thần, tăng cường thể lực cho cán bộ nhân viên và người lao động thông qua xây dựng các thiết chế văn hoá và môi trường làm việc./.
Tổng hợp
anhdt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Sáng 28/9, tại Cụm chung cư Cityland Park Hill (số 18 Phan Văn Trị, P10, Q.Gò Vấp) đã diễn ra hoạt động tuyên truyền và diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp quận.
(ThanhtraVietNam) – Công an Lạng Sơn vừa khởi tố, bắt giam 12 đối tượng vi phạm quy định về kinh doanh đa cấp thực phẩm chức năng Nấm Ngưu Chương Chi xảy ra tại nhiều địa phương, với số tiền giao dịch hàng nghìn tỷ đồng, liên quan trực tiếp hơn 9.000 người và đề nghị người liên quan hệ thống Ame Global liên hệ cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật.
Thái Minh
(ThanhtraVietNam) - Từ SoHo tráng lệ ở New York đến Ginza sầm uất giữa lòng Tokyo, thế giới đã chứng kiến những khu phố thương mại vươn mình để trở thành biểu tượng văn hóa, định hình phong cách sống và đẳng cấp đô thị. Hà Nội - trái tim kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam - cũng đang đứng trước thời khắc lịch sử hình thành biểu tượng thương mại mang tầm vóc quốc tế. Và Giảng Võ chính là cái tên được kỳ vọng sẽ hiện thực hóa giấc mơ “SoHo, Ginza phiên bản Việt”.
(ThanhtraVietNam): Các shop chân đế được xem mảnh ghép quan trọng giúp vận hành cuộc sống thượng lưu tại Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội). Dòng sản phẩm này còn là tài sản đầu tư sinh lời bền vững, được ví như “gà đẻ trứng vàng” trong danh mục “phải có” của giới đầu tư.
(ThanhtraVietNam) - Hà Nội, ngày 22/5/2025 - Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác – tăng hơn 12 lần so với con số 1.200 của mùa đầu tiên, xứng danh là nơi hội tụ của trí tuệ toàn cầu.
(Thanhtravietnam.vn) - Flamingo Golden Hill được phát triển trên diện tích 6,5ha, gồm 181 căn villa, thiết kế 3,5 tầng, tối ưu công năng sử dụng. Dự án tích hợp đầy đủ tiện ích như khu thương mại, ẩm thực, bể bơi khoáng nóng, khu phố đêm, phố đi bộ cuối tuần, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, mua sắm, giải trí của cư dân và du khách.
PVTT
(Thanhtravietnam.vn) - Là thương hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh giải pháp tổng thể về vật liệu xây dựng xanh, thông minh tại Việt Nam, Eurowindow cung cấp các mẫu cửa tự động mở 1 cánh hiện đại, vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa tiện nghi, an toàn với người dùng.
PVTT
(ThanhtraVietNam) - Để cụ thể hóa các quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động quản lý nhà nước. Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Lai Châu đồng loạt triển khai đợt thanh tra, kiểm tra quy mô lớn theo chỉ đạo của Bộ Y tế và Thủ tướng Chính phủ, tập trung vào các mặt hàng nhạy cảm như thuốc, sữa, thực phẩm chức năng và vật tư y tế, nhằm đấu tranh quyết liệt với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe cộng đồng.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương. Trong đó, có chức năng xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và chuyên đề.
Đình Thuyết
(ThanthtraVietNam) - Nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn giao thông, Chánh Thanh tra tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 48/KH-TTr, chỉ đạo toàn thể công chức, người lao động nghiêm túc chấp hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
PV
(ThanhtraVietNam) – Trước sự việc một người dân ở Hà Nội bị mất hàng trăm triệu đồng khi bị lừa tham gia hệ thống quỹ đầu tư MoMo Pro giả mạo, Bộ Công an đã khuyến cáo người dân khi giao dịch tài chính.
Ngô Tân