Tất cả chuyên mục

Vì cát, dàn lãnh đạo An Giang vướng lao lý, Đồng Tháp cho một doanh nghiệp độc quyền khai thác có yên?

Thứ năm, 12/12/2024 - 07:30 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Câu chuyện khai thác cát không chỉ dừng lại ở những con số về lợi nhuận mà còn phơi bày một thực trạng đáng báo động về sự buông lỏng quản lý, lợi ích nhóm và nguy cơ đổ vỡ cân bằng môi trường.

Tại An Giang, hàng loạt lãnh đạo tỉnh phải đối mặt với vòng lao lý vì lợi dụng chức vụ để trục lợi từ tài nguyên khoáng sản, thì ở Đồng Tháp, chủ trương hạn chế khai thác cát lại đặt ra những câu hỏi về tính minh bạch trong cấp phép khai thác độc quyền.

 "Lợi ích nhóm" với kịch bản hoàn hảo

 Nguồn tài nguyên thiên nhiên như cát sông là “vàng đen” của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, những mỏ cát vốn âm thầm trôi theo dòng nước bỗng nhiên trở thành “mỏ vàng” gây nên bao chuyện thị phi. Nếu tại An Giang, lãnh đạo tỉnh cùng một công ty khai thác cát đã tạo nên "kịch bản" mà không một nhà biên kịch nào dám nghĩ tới, từ nhận hối lộ đến trục lợi hàng trăm tỷ đồng, thì ở Đồng Tháp, việc chỉ định doanh nghiệp khai thác độc quyền đặt ra câu hỏi: liệu có yên ổn như vẻ ngoài?

 Trong vụ án liên quan đến Công ty Trung Hậu 68, cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình và dàn lãnh đạo tỉnh đã có màn "phối hợp ăn ý" đến mức nếu không bị lộ, chắc chẳng ai nghĩ rằng đó là sai phạm. Thay vì tổ chức đấu giá công khai, nhóm lãnh đạo này đã tạo điều kiện để công ty Trung Hậu 68 được chỉ định thăm dò và khai thác mỏ cát tại huyện Chợ Mới. Điều đáng nói, doanh nghiệp này không đáp ứng đủ điều kiện, nhưng nhờ “đúng người, đúng thời điểm,” các thủ tục vẫn được thông qua một cách thần kỳ.

 Từ năm 2021 đến 2023, công ty này đã khai thác hơn 5 triệu m³ cát, trong đó hơn 3,7 triệu m³ được bán ra ngoài trái phép, thu lợi gần 300 tỷ đồng. Lợi ích nhóm ở đây rõ ràng không chỉ dừng lại ở con số trên giấy tờ, mà còn được hiện thực hóa bằng những phong bì dày cộm. Ông Nguyễn Thanh Bình, cựu Chủ tịch tỉnh, được “cảm ơn” 300.000 USD, trong khi cấp phó Trần Anh Thư nhận gần 1 tỷ đồng, còn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Việt Trí "dắt túi" hơn 3 tỷ đồng.

 Nhưng cái kết cho màn kịch này lại không đẹp như phim ảnh, tất cả đều đối diện với vòng lao lý. Có lẽ bài học ở đây không chỉ là "chớ tham của rơi" mà còn là: đừng nghĩ sai phạm của mình sẽ mãi chìm theo dòng cát.

Đồ họa: Lan Anh

Vàng đen hay quả bom nổ chậm?

 Khác với An Giang, Đồng Tháp từ năm 2017 đã chủ trương giảm dần việc khai thác cát để bảo vệ tài nguyên và môi trường. Một động thái được đánh giá là khôn ngoan. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn, liệu sự khôn ngoan này có thực sự "tròn trịa"?

Theo báo cáo, tỉnh Đồng Tháp cấp phép khai thác cho ba công ty lớn, với công suất 8,85 triệu m³/năm, đạt khoảng 80% quy hoạch. Nhìn thì có vẻ như tỉnh đã kiểm soát chặt chẽ việc khai thác, nhưng thực tế, việc cho phép chỉ một số doanh nghiệp hoạt động độc quyền lại đặt ra nhiều câu hỏi: cơ chế ưu tiên có minh bạch? Ai đang được lợi từ chính sách này?

Điều đáng lo hơn là những hậu quả không thể "lấp liếm" bằng con số: tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở ven sông, những đoạn đường bờ bị xói mòn, và đời sống người dân ở khu vực bị ảnh hưởng ngày càng khó khăn. Nếu không được kiểm soát tốt, "một doanh nghiệp khai thác" có thể trở thành "một doanh nghiệp gây họa".

Câu chuyện từ An Giang và Đồng Tháp cho thấy khai thác cát không đơn thuần là một hoạt động kinh tế mà đã trở thành điểm nóng về lợi ích nhóm và quản lý tài nguyên. Với An Giang, bài học nhãn tiền là đừng để lợi ích nhóm dẫn dắt đến sai phạm. Còn Đồng Tháp, nếu không sớm điều chỉnh cách quản lý, việc cấp phép độc quyền có thể dẫn đến nguy cơ tương tự.

Đồng Tháp có thực sự "ngồi yên" khi cát vẫn bị hút không ngừng? Hay đây chỉ là sự im lặng trước cơn bão? Những chủ trương bảo vệ tài nguyên chỉ có thể thực hiện hiệu quả khi được đi kèm với sự minh bạch và kiểm soát chặt chẽ, nếu không, cát sẽ không chỉ cuốn trôi bờ sông mà còn làm trầm trọng thêm những hệ lụy cho môi trường và đời sống người dân./.

Lan Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Khởi công, khánh thành đồng loạt các công trình kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các công trình lớn dự kiến vào ngày 19/8 và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025). Mỗi đơn vị phải có ít nhất 2 dự án đủ điều kiện để khởi công hoặc khánh thành.

PV

Ngành Tòa án: 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, 7 người bị xử lý hình sự trong 6 tháng đầu năm

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo của Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí trước Quốc hội cho thấy hàng loạt cán bộ, thẩm phán bị kỷ luật nghiêm khắc. Ngoài 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, có 7 người bị xử lý hình sự, trong đó 5 người đã bị khởi tố.

PV

Ninh Bình đẩy mạnh số hoá hệ thống thông tin phục vụ mô hình chính quyền hai cấp

(ThanhtraVietNam) - Tỉnh đã triển khai 27 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định và kế hoạch số hóa toàn diện tài liệu lưu trữ, đảm bảo chuyển giao xuyên suốt khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.

Pv

Thủ tướng ban hành Kế hoạch triển khai Pháp lệnh quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(ThanhtraVietNam) - Quyết định số 862/QĐ-TTg được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 01/5/2025 nhằm đảm bảo quá trình triển khai Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước.

Pv

Khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/12/2025

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và 9 tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai dự án trọng điểm quốc gia với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa", phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 8/2025.

PV

Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương năm 2025: Tập trung luật mới, đẩy mạnh số hóa

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, vừa ký Quyết định số 44/QĐ-HĐPH phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2025.

PV

Hà Nội thông qua phương án giảm 400 xã, phường

(ThanhtraVietNam) - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết lịch sử với sự đồng thuận rất cao, giảm 76% số đơn vị hành chính cấp xã, sau khi hơn 97% người dân bỏ phiếu ủng hộ.

PV

Cao Bằng thông qua phương án sáp nhập xã, đẩy nhanh chuyển đổi mô hình chính quyền

(ThanhtraVietNam) - HĐND tỉnh Cao Bằng quyết nghị hai vấn đề trọng tâm: sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và phân bổ vốn bổ sung cho chương trình mục tiêu quốc gia, yêu cầu hoàn thiện đề án trước 1/5 để trình Chính phủ phê duyệt.

PV

Đẩy nhanh tiến độ thẩm định, xử lý các hồ sơ dự thảo văn bản được các bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) 2 cấp ban hành Kế hoạch số 40/KH-BCĐ ngày 19/4/2025 phân công các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) liên quan đến việc kết thúc hoạt động của CQĐP cấp huyện và tổ chức CQĐP 2 cấp.

PV

Mở rộng phía đông hồ Hoàn Kiếm - Lằn ranh giữa di sản và tương lai

(ThanhtraVietNam) - Hà Nội đang bước vào một giai đoạn chuyển mình đầy táo bạo khi lên kế hoạch di dời 11 trụ sở cơ quan nhà nước và khoảng 40 hộ dân ở phía đông hồ Hoàn Kiếm, nhường chỗ cho một không gian công cộng hơn 20.000 m².

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp cận pháp luật góp phần củng cố nhận thức pháp luật ngay tại cơ sở

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2025, qua đó góp phần hòa giải, giải quyết các thủ tục hành chính và phát huy dân chủ ở cơ sở.

Hữu Anh

Một chặng đường vẻ vang và sứ mệnh phía trước

(ThanhtraVietNam) - 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) là dịp đặc biệt để chúng ta tri ân những người thầy thuốc – những "chiến sĩ áo trắng" đã không ngừng cống hiến, hy sinh thầm lặng vì sức khỏe của cộng đồng. Đây cũng là cơ hội để nhìn lại chặng đường 70 năm đầy tự hào của ngành y tế Việt Nam, từ những ngày đầu gian khó đến những bước tiến vượt bậc trong thời đại mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lan Anh

Xem thêm