Tỉ lệ nữ quản lý, giám sát gia tăng và câu chuyện về môi trường đa dạng, bình đẳng tại Unilever Việt Nam

Thứ ba, 18/06/2024 20:19
(ThanhtraVietNam) - Tỷ lệ nữ giới ở các cấp quản lý và giám sát tại Unilever Việt Nam hiện nay đạt 52,96%. Đây là một trong số ít doanh nghiệp đạt được tỷ lệ cân bằng giới ở cấp quản lý và giám đốc. Đâu là chìa khóa giúp Unilever Việt Nam đạt con số ấn tượng này?

Tỷ lệ nữ quản lý và giám sát tại Unilever Việt Nam vượt mức trung bình toàn cầu

Tại Unilever Việt Nam, tỷ lệ nữ giữ chức vụ Giám đốc trở lên trong lĩnh vực Phát triển khách hàng tăng từ 28,5% (năm 2020) lên 45% (năm 2023), trong khi tỷ lệ Nữ Quản lý phân xưởng trong Chuỗi cung ứng tăng gấp đôi từ 25% (năm 2020) lên 50% (năm 2023).

Trong khi đó, trên thế giới, tỷ lệ phụ nữ đảm nhận các vị trí lãnh đạo cấp cao là 29%. Tại Việt Nam, con số này là 36%(1). Nhìn vào bối cảnh thực tế trên, có thể thấy, để đạt được tỉ lệ 52,96% nữ giới ở cấp quản lý và giám sát, Unilever Việt Nam đã phải dành rất nhiều nỗ lực và tâm sức.

Yếu tố quan trọng giúp Unilever Việt Nam đạt được tỷ lệ cân bằng giới, thúc đẩy văn hóa đa dạng và bình đẳng đến từ sự cam kết của lãnh đạo cấp cao. Bà Nguyễn Thị Bích Vân, nữ Tổng giám đốc quốc gia đầu tiên của Unilever Việt Nam, đóng vai trò then chốt trong việc định hướng và triển khai hàng loạt hoạt động, nhằm thúc đẩy văn hóa đa dạng, công bằng và hòa nhập cho tất cả nhân viên.

leftcenterrightdel
Bà Nguyễn Thị Bích Vân đạt giải thưởng Great leadership - Lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc tại Britcharm The Great Awards 2024 

Tiêu biểu, cơ hội phát triển, bồi dưỡng được chia sẻ cho đa dạng đối tượng, thông qua các chương trình như Unilever Future Leaders Program (UFLP) cung cấp cơ hội thực tập, học hỏi, phát triển kỹ năng tại Unilever cho các sinh viên tiềm năng, hay Unilever Women's Network mang đến mạng lưới phụ nữ hỗ trợ nhau phát triển chuyên môn, lãnh đạo và kết nối…

Bên cạnh việc mang đến chương trình đào tạo phát triển kỹ năng quản lý cho các lãnh đạo nữ cấp trung và cấp cao, đặc biệt ở các phòng ban truyền thống, Unilever Việt Nam còn đưa ra nhiều chính sách mới về phúc lợi và quyền bình đẳng.

Các rào cản khác biệt cũng được tập trung xử lý thông qua những sáng kiến như chương trình giao tiếp nội bộ mang tên “Unmute”, nhằm khuyến khích nhân viên, đặc biệt là nữ giới lên tiếng về những khó khăn mà họ gặp phải và tìm kiếm sự giúp đỡ.

leftcenterrightdel
Bà Nguyễn Thị Bích Vân phát biểu tại Lễ trao giải Britcham - The Great Awards 2024 

“Quả ngọt” cho khả năng lãnh đạo đổi mới của bà Vân sau 7 năm là giải thưởng BritCharm DEI, được trao tặng cho các lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc. Trước đó không lâu, Unilever Việt Nam cũng vinh dự đã được vinh danh tại giải thưởng Thực hiện nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ - WEPs Awards của UN Women trong 3 năm liên tiếp. Cùng với đó, Unilever cũng là một trong số những doanh nghiệp được ghi nhận trong Bảng chỉ số Bình đẳng giới 2023 của Bloomberg (Gender-Equality Index).

Và nỗ lực không ngừng, nhằm thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ, cho cộng đồng

Không dừng lại ở những nỗ lực hướng tới mục tiêu đa dạng, bình đẳng trong nội tại doanh nghiệp, Unilever Việt Nam còn lan tỏa tác động đến cộng đồng. Trao quyền cho phụ nữ trở thành một trong những nguồn động lực thúc đẩy bình đẳng giới, được đưa vào Kế hoạch Phát triển Bền vững của Unilever như một mục tiêu quan trọng với những kết quả đáng chú ý.

leftcenterrightdel
Dự án Dove- Self Esteem được Unilever tổ chức nhằm  giáo dục, truyền cảm hứng cho các bé gái, các bạn gái trẻ nâng cao tự tin và phát huy hết tiềm năng bản thân 

Từ năm 2011, Unilever Việt Nam đã đầu tư vào chương trình Tài chính vi mô do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam quản lý, qua đó giúp đỡ hơn 46.000 hộ gia đình trên 9 tỉnh được tiếp cận các khoản vay trị giá 32 tỷ đồng (13,9 triệu USD) để phát triển kinh tế hộ gia đình và cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh.

Năm 2020, Unilever Việt Nam và nhãn hàng Sunlight tiếp tục hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” nhằm trao quyền cho phụ nữ tự tin khởi nghiệp để độc lập tài chính và sinh kế bền vững. Sau hơn ba năm, chương trình đã đào tạo hơn 100.000 phụ nữ trên khắp 41 tỉnh thành, cung cấp vốn cho hàng trăm dự án tiềm năng và truyền cảm hứng cho 30 triệu phụ nữ trên khắp cả nước.

leftcenterrightdel
Trao quyền cho phụ nữ trở thành một trong những nguồn động lực thúc đẩy bình đẳng giới của Unilever  

Không chỉ hỗ trợ và cải thiện cuộc sống của phụ nữ nói chung, Unilever Việt Nam còn triển khai các hoạt động giáo dục, truyền cảm hứng cho các bé gái, các bạn gái trẻ nâng cao tự tin và phát huy hết tiềm năng bản thân. Tiêu biểu trong đó là dự án Dove Self-Esteem hợp tác cùng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trải qua 4 tháng triển khai, chương trình đã giúp đào tạo 10.000 học sinh trung học trên khắp cả nước, qua đó giúp các em nâng cao sự tự tin vào cơ thể và giá trị bản thân.

Unilever Việt Nam cam kết rằng đến năm 2025, sẽ trao quyền cho một triệu phụ nữ Việt Nam, giúp họ phát triển và đạt được nhiều thành tựu hơn trong cuộc sống. Theo Unilever Việt Nam, mọi người đều có quyền tự do học tập, làm việc và theo đuổi đam mê, cũng như sống theo cách họ mong muốn. Doanh nghiệp hy vọng có thể sát cánh cùng người dân Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ, để hiện thực hóa những mục tiêu này.

leftcenterrightdel
Unilever Việt Nam và nhãn hàng Sunlight tiếp tục hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” 

Nhìn lại hành trình của Unilever Việt Nam, có thể thấy Đa dạng, Bình Đẳng đang dần trở thành một DNA nổi bật của doanh nghiệp. Từ các chính sách hỗ trợ đến phát triển nhân sự, từ các sáng kiến hướng tới cộng đồng đến việc tôn vinh sự khác biệt của phụ nữ, Unilever đã và đang khẳng định vị thế của mình là một trong những công ty tiên phong thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đồng thời cổ vũ, phát triển văn hóa đa dạng, bình đẳng trong cộng đồng.

(1) : https://www.molisa.gov.vn/baiviet/220407?tintucID=220407

TM

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra