Thứ năm, 26/12/2024 - 08:10 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Hà Nội quyết tâm đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực trong năm 2025 với 10 giải pháp trọng tâm, tập trung vào việc siết chặt kỷ cương, kỷ luật, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường công khai minh bạch và đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Kết quả ấn tượng - Minh chứng cho hành động quyết liệt
Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước, cũng là nơi ghi nhận những kết quả tích cực, nổi bật trong công tác PCTN. Thành phố đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp PCTN trên mọi lĩnh vực, khẳng định quyết tâm xây dựng Thủ đô liêm chính, minh bạch, kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, nâng cao niềm tin của người dân.
Những nỗ lực của Hà Nội đã được thể hiện rõ nét qua kết quả đạt được trong công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Từ năm 2019 đến 6 tháng đầu năm 2024, UBND Thành phố đã chỉ đạo ngành Thanh tra thành phố thực hiện 1.989 cuộc thanh tra hành chính, phát hiện vi phạm 215,516 tỷ đồng. Qua thanh tra đã kiểm điểm trách nhiệm đối với 230 tập thể và 574 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 10 cuộc. Cơ quan Công an đã thụ lý 227 vụ án với 627 bị can, thu hồi 52,83 tỷ đồng và 2.990,6m2 đất. Con số biết nói này cho thấy Hà Nội đã và đang triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn đã tham luận chuyên đề “Công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng” tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng diễn ra ngày 24/12/2024. (Ảnh: D. Nguyễn)
Nền tảng vững chắc cho cuộc chiến chống tham nhũng: 10 giải pháp, nhiệm vụ then chốt
Tiếp nối những thành công đã đạt được, năm 2025, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) với những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Để hiện thực hóa mục tiêu đề ra, Kế hoạch PCTNTC năm 2025 của Hà Nội đã tập trung vào 10 giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, tạo thành một mạng lưới phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực xuyên suốt:
Thứ nhất, Hà Nội tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả hệ thống pháp luật về PCTNTC, đặc biệt là các Kết luận, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, UBND Thành phố về công tác PCTNTC. Việc quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các quy định của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Thành ủy, Thủ tướng Chính phủ về PCTN, kỷ cương, kỷ luật hành chính được đặc biệt chú trọng. Các văn bản pháp luật quan trọng, như Luật Phòng, chống tham nhũng, các Nghị định hướng dẫn thi hành, các văn bản của UBND Thành phố, sẽ được triển khai nghiêm túc, kịp thời, đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong việc phòng ngừa tham nhũng.
Thứ hai, việc thực hiện hiệu quả, kịp thời Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Thành ủy về PCTNTC, Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND Thành phố là nhiệm vụ then chốt. Kế hoạch cũng nhấn mạnh việc nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ngành, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện pháp luật về PCTN, lãng phí, tiêu cực.
Thứ ba, Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, pháp luật, nhất là về quản lý kinh tế - xã hội và PCTNTC, kịp thời khắc phục những bất cập, sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực. Việc rà soát, hệ thống hóa, sửa đổi, bổ sung kịp thời hệ thống văn bản pháp luật về PCTN là rất cần thiết để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, đồng bộ, phục vụ hiệu quả công tác PCTNTC. Thành phố cũng sẽ tích cực tham gia xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Cơ sở dữ liệu Quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Thứ tư, công tác công khai minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập được đặt lên hàng đầu. Hà Nội sẽ chú trọng thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, các quy định về công khai, minh bạch; kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc tiến hành thực hiện công tác kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định, chú trọng xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn cũng được Kế hoạch đề cập.
Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ được Hà Nội tăng cường, chú trọng thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đặc biệt, các dự án đầu tư, kinh doanh có dấu hiệu vi phạm, gây thất thoát, thua lỗ lớn và bức xúc trong xã hội sẽ bị thanh tra, kiểm tra chặt chẽ.
Việc xử lý nghiêm minh, thu hồi tài sản tham nhũng là ưu tiên hàng đầu. Các trường hợp tham nhũng, thiếu trách nhiệm gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước sẽ bị xử lý nghiêm minh. Việc thanh tra, kiểm tra khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật; thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra; thu hồi tài sản tham nhũng được đặt lên hàng đầu.
Thứ sáu, triển khai đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của Thành phố theo Bộ Chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh. Đẩy mạnh quyết liệt, hiệu quả các nội dung đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của Thành phố theo Bộ Chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh.
Thứ bảy, Kế hoạch PCTNTC năm 2025 của Hà Nội đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc rà soát, xem xét cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác khác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật, tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra việc chậm muộn, nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp được Kế hoạch đề cập. Nâng cao tính tiền phong, gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.
Thứ tám, công tác tuyên truyền, giáo dục sẽ được Hà Nội đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực.
Kế hoạch cũng đề cập đến việc triển khai thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, tiêu cực dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng để nâng cao sự hiểu biết, ý thức pháp luật trong cán bộ và nhân dân.
Thứ chín, Kế hoạch PCTNTC năm 2025 của Hà Nội cũng chú trọng đến việc tăng cường thực hiện các quy định của Luật PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước. Người đứng đầu các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước cần xây dựng và thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh; quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng; thực hiện tự kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức mình.
Thứ mười, Hà Nội sẽ tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng theo hướng mở rộng và triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương theo đúng các nguyên tắc, định hướng về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Việc hợp tác quốc tế tập trung vào nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong PCTN, tiêu cực.
"4 không" - Mục tiêu xuyên suốt hướng tới một Hà Nội liêm chính
Tất cả những nỗ lực của Hà Nội đều hướng đến mục tiêu xây dựng cơ chế “4 không” trong PCTN: “không thể tham nhũng”, “không dám tham nhũng”, “không cần tham nhũng” và “không muốn tham nhũng”. Đây là mục tiêu xuyên suốt, lâu dài, đòi hỏi sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, cùng với sự đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của người dân, Hà Nội tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu xây dựng một Thủ đô liêm chính, minh bạch, kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Dương Nguyễn
Từ khóa:
hà nội phòng chống tham nhũng trách nhiệm người đứng đầu minh bạch kế hoạch 2025 10 giải phápÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.
Pv
(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) về sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025, vừa qua.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 16/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Chiều 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP. Hải Phòng đã tổ chức Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu. Phiên họp tập trung đánh giá kết quả công tác Quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ Quý II/2025, đồng thời thống nhất đưa 4 dự án trọng điểm có dấu hiệu chậm trễ, lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.
PV
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong quý đầu tiên của năm 2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại thành phố Hải Phòng đã được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nâng cao, các giải pháp phòng ngừa phát huy hiệu quả.
PV
(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công khai minh bạch, kiểm soát tài sản thu nhập và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 của tỉnh Kon Tum do Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng vừa được thành lập.
Minh Nguyệt
(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Thái Minh