Thứ hai, 14/04/2025 - 08:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, thời gian qua, cơ quan này đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) trong toàn ngành Ngân hàng và trên các lĩnh vực cụ thể phù hợp với định hướng phát triển.
Đồng thời, quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tập trung, triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, nhờ đó công tác THTK, CLP trong Ngành có những chuyển biến tích cực, đạt được kết quả quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Cụ thể, đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác THTK, CLP; Chương trình hành động của ngành Ngân hàng về THTK, CLP năm 2024.
Trong đó, yêu cầu các đơn vị trực thuộc, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp có vốn nhà nước trong ngành Ngân hàng nghiêm túc chấp hành pháp luật về tài chính, ngân sách, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn nhà nước được giao, tiết giảm tối đa các khoản chi phí chưa cần thiết để tạo nguồn lực giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Riêng NHNN tiếp tục quản lý, sử dụng, kinh phí khoán tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo đủ kinh phí cho các đơn vị thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị đề ra.
Về THTK, CLP trong quản lý, sử dụng tài sản công, trong năm 2024, NHNN đã cắt giảm chưa đưa vào kế hoạch mua sắm 249 tài sản, dự án.
Kịp thời chỉ đạo các đơn vị mua sắm tài sản theo đúng quy định, đưa vào sử dụng nhằm khai thác có hiệu quả công năng; thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản để kéo dài tuổi thọ.
Căn cứ chủ trương đầu tư và kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt, NHNN đã thực hiện rà soát, thẩm định, cắt giảm, chưa đưa vào kế hoạch đầu tư xây dựng đối với 4 dự án chưa thực sự cấp bách cần thiết.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cũng như giải ngân vốn đầu tư, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Năm 2024, NHNN đã giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án đầu tư xây dựng đạt 98,3% so với kế hoạch, đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Với vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu tại 9 tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp có vốn nhà nước, NHNN đã thực hiện trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật; nâng cao, đảm bảo việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp được an toàn, hiệu quả.
NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa các chi phí hoạt động để có nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp và người dân thông qua giảm lãi suất cho vay.
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú. Ảnh: SBV
Tại Hội nghị triển khai công tác THTK, CLP ngành Ngân hàng năm 2025, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đề nghị lãnh đạo các đơn vị cần có ý thức quán triệt, lãnh đạo chỉ đạo công tác này trong đơn vị và coi đây là vấn đề thực hiện hàng ngày.
Đồng thời, yêu cầu các đơn vị lưu ý một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả như sau:
Một là, thủ trưởng các đơn vị quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN về THTK, CLP.
Việc xây dựng chương trình, kế hoạch THTK, CLP phải xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể cho từng lĩnh vực gắn với trách nhiệm của người đứng đầu để từ đó đề ra các giải pháp triển khai đảm bảo việc thực hiện Chương trình đạt hiệu quả cao.
Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm tiếp tục nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP tại từng cơ quan, đơn vị.
Ba là, trong bối cảnh sáp nhập hợp nhất của bộ ngành, địa phương tới đây sẽ có những văn bản, quy chế thay đổi.
Điều này đòi hỏi các đơn vị phải cập nhật, rà soát, xử lý những vấn đề thuộc thẩm quyền; kịp thời báo cáo lại cấp trên những vấn đề phát sinh, vượt quyền để ban lãnh đạo xử lý.
Bốn là, thực hiện quản lý ngân sách nhà nước, quản lý thu chi theo đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện, chủ động cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, giảm các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác trong nước, nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; sử dụng tiết kiệm điện năng, chống sử dụng lãng phí điện trong cơ quan....
Năm là, rà soát lại các dự án chưa triển khai, triển khai chậm để có những biện pháp kiên quyết xử lý.
Trong quản lý đầu tư xây dựng, các đơn vị thực hiện rà soát lại các trụ sở làm việc để đề xuất phương án sắp xếp, sử dụng trụ sở đảm bảo bố trí đủ diện tích làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và phù hợp với mô hình tổ chức mới của NHNN.
Bên cạnh đó, lãnh đạo NHNN cũng chỉ đạo các đơn vị tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về việc thực hành chính sách THTK, CLP; đưa THTK, CLP trở thành một nội dung trong kiểm toán trong nội bộ NHNN và thanh tra ngân hàng thương mại cùng với công tác kiểm tra của Vụ Kế toán và chuyên ngành.
Các ngân hàng thương mại nhà nước cần tiếp tục phát huy vai trò cơ quan kiểm soát để đảm bảo thực hiện đúng chế độ, chính sách, tiết kiệm hiệu quả./.
Thái Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.
Pv
(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) về sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025, vừa qua.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 16/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Chiều 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP. Hải Phòng đã tổ chức Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu. Phiên họp tập trung đánh giá kết quả công tác Quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ Quý II/2025, đồng thời thống nhất đưa 4 dự án trọng điểm có dấu hiệu chậm trễ, lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.
PV
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong quý đầu tiên của năm 2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại thành phố Hải Phòng đã được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nâng cao, các giải pháp phòng ngừa phát huy hiệu quả.
PV
(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công khai minh bạch, kiểm soát tài sản thu nhập và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 của tỉnh Kon Tum do Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng vừa được thành lập.
Minh Nguyệt
(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Thái Minh