Thứ tư, 17/07/2019 - 11:00 (GMT+7)
Theo thống kê của Bộ Nội vụ, có 42/63 tỉnh, thành thuộc diện sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã. Ngoài ra, còn có 4 tỉnh ngoài diện cũng chủ động sáp nhập.
Tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm ngành Nội vụ hôm nay, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đặc biệt lưu ý đến việc sáp nhập huyện, xã.
1.026 đơn vị hành chính cấp xã chịu tác động
Theo Bộ trưởng Nội vụ, từ đầu năm đến nay, Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm về tổ chức bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân
Ông cũng nhắc nhở về thời hạn chót phải gửi phương án sáp nhập và đề nghị các địa phương xây dựng và sớm gửi đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã cho kịp tiến độ.
Bộ trưởng lo lắng trong khoảng thời gian ngắn phải thẩm định việc sáp nhập 20 huyện và 653 xã, nếu không làm nhanh sẽ khó kịp tiến độ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp.
Theo báo cáo của 61 địa phương (còn TP.HCM và Cần Thơ chưa báo cáo), có 20/713 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp lại. Trong số huyện phải sắp xếp, có 3 huyện đảo là Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ không phải sắp xếp vì nằm biệt lập. Còn số lượng cấp xã thuộc diện phải sắp xếp là 623/11.160 xã.
Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) Phan Văn Hùng cho biết sẽ có 42/63 tỉnh, TP trực thuộc TƯ thuộc diện sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Ngoài ra, có 4 tỉnh Bình Thuận, Kiên Giang, Sơn La và Tây Ninh mặc dù không nằm trong diện này nhưng đã chủ động thực hiện.
Đến nay, có 4 đơn vị hành chính cấp huyện đã có phương án sáp nhập, gồm 3 huyện ở Cao Bằng và 1 huyện ở Hòa Bình. Tỉnh Yên Bái sẽ điều chỉnh đơn vị hành chính của thị xã Nghĩa Lộ với huyện Văn Chấn để bảo đảm các tiêu chí theo quy định.
Theo phương án của các địa phương, sẽ giảm được 539 đơn vị hành chính cấp xã. Các xã này sẽ sáp nhập với xã liền kề, đối tượng chịu tác động của sự sáp nhập là 1.026 đơn vị hành chính cấp xã.
Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) Phan Văn Hùng
Ông Phan Văn Hùng đề nghị 14 địa phương chưa gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính về Bộ Nội vụ sớm thực hiện để Bộ thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt vì hạn cuối là 31/8.
Ông cũng lưu ý các địa phương làm tốt công tác tư tưởng, chủ động lên phương án sớm trong việc sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính.
Đồng thời, thực hiện nghiêm các quy định về sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách đối với đối tượng cán bộ, công chức viên chức khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Sáp nhập 2-3 xã, phường vẫn không đạt chuẩn
Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Trương Văn Lắm giải thích lý do triển khai chậm so với quy định bởi có nhiều vướng mắc, đặc biệt là tâm lý của các địa phương.
“Đặc điểm của TP.HCM là diện tích nhỏ, dân số đông, nếu căn cứ vào tiêu chí về diện tích, rất nhiều đơn vị sẽ không đạt. Do đó, việc sắp xếp những đơn vị không đạt 50% cả 2 tiêu chí thì nhập 2-3 đơn vị hành chính lại cũng không đủ diện tích. Thậm chí có những quận diện tích chỉ khoảng 500ha, theo tiêu chí diện tích nhập lại chỉ bằng 1 phường”, ông Lắm nêu.
Vì vậy TP.HCM đề xuất với Bộ Nội vụ 2 phương án. Phương án 1, sắp xếp theo đúng quy định là nhập 3 phường với nhau, nhưng cũng không đảm bảo được về diện tích. Việc này nghị quyết cho phép nếu nhập 3 đơn vị hành chính thì không xem xét về yếu tố diện tích. Phương án 2 là yếu tố đặc thù, nhập 2 phường lại.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Thị Thìn thông tin, tỉnh có 143 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp. Sau khi sắp xếp còn 63 xã, phường, thị trấn, giảm 76 đơn vị hành chính cấp xã. Như vậy, toàn tỉnh sẽ còn 559 đơn vị hành chính cấp xã gồm 469 xã, 34 phường và 29 thị trấn, giảm 11,96% so với hiện nay.
“Trong đề án có một số xã có tiêu chí đặc biệt, do đó khi sáp nhập 2 đơn vị với nhau vẫn có 6 đơn vị không đạt 2 tiêu chí 50%”, bà nêu.
Sau sáp nhập, Thanh Hóa có 1.308 cán bộ, công chức cấp xã dôi dư. Trong đó dự kiến bố trí cho các đơn vị cấp xã còn thiếu 555 cán bộ; công chức, cấp huyện là 147 người; bố trí vào đơn vị sự nghiệp 10 người, về hưu trước tuổi và thực hiện tinh giản là 596 người.
Ngoài ra còn có 1.199 người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư do sắp xếp.
Chia sẻ kinh nghiệp sáp nhập, bà Thìn cho rằng việc sắp xếp cán bộ phải tổ chức hết sức khách quan, công khai, minh bạch.
Khi ban hành chính sách cũng phải lấy ý kiến rộng rãi trong đội ngũ cán bộ cấp xã, cấp huyện, thậm chí tham vấn ý kiến của MTTQ liên quan đến quyền lợi của người lao động.
Ngay cả tên gọi của các xã mới sáp nhập, tỉnh cũng thực hiện rất cẩn trọng, định hướng để các xã tự lựa chọn tên, đưa ra lấy ý kiến đồng thuận trong nhân dân.
Theo Thu Hằng (Vietnamnet.vn)
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.
K. Dung (TH)
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.
Nguyễn Hoàng
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản số 562/TTg-QHĐP ngày 20/5/2025 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phương châm đặt ra của Kế hoạch hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.
K. Dung