Tất cả chuyên mục

Bắc Kạn “lơ thơ”, Bắc Ninh ô nhiễm, Bắc Giang mất an toàn

Thứ sáu, 28/06/2024 - 08:56 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Phát nguyên từ rừng sâu, núi cao Bắc Kạn, sông Cầu chảy qua sáu tỉnh cung cấp hàng trăm triệu mét khối nước mỗi năm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, doanh nghiệp quanh lưu vực. Thế nhưng, khi qua Bắc Ninh, dòng sông “nước chảy lơ thơ” này có lúc, có nơi bị nhuộm đen, bốc mùi hôi thối, chất lượng nước suy giảm nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn, cấp nước bền vững cho Bắc Giang.

Lưu vực sông Cầu có chiều dài khoảng 288 km, thuộc địa giới 6 tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương.

Sông Cầu cũng là nơi tiếp nhận các nguồn thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt trên lưu vực.

Cùng với nước thải sinh hoạt của người dân, nước thải từ các làng nghề, cụm công nghiệp, khu công nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, cả công khai lẫn âm thầm xả trộm vào khiến chất lượng nước con sông này ngày càng suy giảm, thậm chí có lúc, có nơi bị ô nhiễm nặng.

Cách đây 18 năm, ngày 28/7/2006, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu” (sau đây gọi tắt là Đề án bảo vệ sông Cầu) với quan điểm chỉ đạo là “giữ gìn chất lượng nước đi đôi với việc bảo đảm đủ khối lượng nước” để đến năm 2020 đưa “sông Cầu trở lại trong sạch”, bảo đảm cân bằng nước phục vụ hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Sau đó, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu được thành lập để chỉ đạo, điều phối liên ngành, liên vùng để thống nhất thực hiện Đề án bảo vệ sông Cầu. Chức vụ Chủ tịch Ủy ban này được chuyển giao luân phiên cho Chủ tịch UBND từng tỉnh nhằm phát huy vai trò của từng địa phương trong nỗ lực bảo vệ môi trường đối với toàn lưu vực.

Từ năm 2016, Bộ Tài nguyên và môi trường đã cùng tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh xác định nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê có ba nhóm chính thuộc về nước thải, chất thải rắn và nhận thức, cụ thể:

Một là, nước thải không được xử lý hoặc xử lý không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải nhưng xả trực tiếp ra ngoài môi trường. Công tác đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật về môi trường còn rất yếu kém, hầu hết nước thải sinh hoạt của các khu đô thị, dân cư đều chưa được xử lý thải thẳng ra các lưu vực sông. Việc điều tiết nước sông tại một số khu vực địa bàn liên tỉnh tại còn chưa hợp lý, làm gia tăng mức độ ô nhiễm.

Hai là, chất thải rắn sinh hoạt nhiều nơi trên lưu vực chưa được thu gom, xử lý đúng quy định, đặc biệt tại các làng nghề, khu vực dân cư tập trung, thải trực tiếp vào sông.

Ba là, nhận thức của một số người dân, doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường chưa cao; sự tham gia vào cuộc các cấp ủy, chính quyền địa phương chưa mạnh mẽ, quyết liệt.

Tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án bảo vệ sông Cầu tổ chức vào tháng 12/2020, Bộ Tài nguyên và môi trường công bố, lưu vực sông Cầu có hơn 4 nghìn nguồn thải là cơ sở sản xuất, kinh doanh, cụm, khu công nghiệp, làng nghề, bệnh viện, riêng tỉnh Bắc Ninh có gần 1 nghìn nguồn và nước thải từ làng nghề là một trong những tác nhân chính gây suy giảm chất lượng môi trường nước mặt.

Sông Cầu đoạn chảy qua Bắc Ninh, Bắc Giang, phần lớn các điểm quan trắc có các thông số vượt  QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại A2, thậm chí vượt loại B1; các thông số COD. BOD5, NO2-, NH4+ có xu hướng tăng; tình trạng ô nhiễm chứa hợp chất chứa ni tơ diễn ra phổ biến trên toàn đoạn sông, đặc biệt từ điểm Hòa Long (điểm tiếp nhận nguồn nước ô nhiễm sông Ngũ Huyện Khê ở Bắc Ninh); giá trị NO2- từ năm 2010 đến 2019 trên toàn bộ các điểm quan trắc đoan sông vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại A2 và B1 từ 1,0 đến 6,9 lần; giá trị NH4+ dao động từ <0,01 đến 0,87 mg/L, vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại A2 cao nhất 2,9 lần.

Hình ảnh ngoài cửa xả nước thải sau xử lý của khu công nghiệp này sẽ hòa vào sông Cầu. Ảnh: PVBT

Hình ảnh ngoài cửa xả nước thải sau xử lý của khu công nghiệp này sẽ hòa vào sông Cầu. Ảnh: PVBT

Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, qua hơn 14 năm thực hiện Đề án bảo vệ sông Cầu, tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trên lưu vực sông Cầu vẫn diễn biến phức tạp; các đơn vị sản xuất, kinh doanh hoạt động vi phạm với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi; ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của một bộ phận lãnh đạo các cấp chính quyền còn chưa cao, còn nặng ưu tiên phát triển kinh tế mà xem nhẹ các yêu cầu về bảo vệ môi trường và thật đáng buồn là công tác thanh tra, kiểm tra tại các địa phương vẫn còn các hạn chế…

Mục tiêu đến năm 2020 đưa “sông Cầu trở lại trong sạch” như nhiệm vụ nêu tại Đề án bảo vệ sông Cầu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dường như đã không đạt?!

Trả lời kiến nghị của cử tri ngày 01/12/2023, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh thừa nhận, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội diễn ra khá nhanh, tốc độ đô thị hóa cao, cùng với sự mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt lưu vực sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê.

Gần đây, câu chuyện sông Cầu ô nhiễm cũng đã được đưa ra diễn đàn Quốc hội. Tại phiên chất vấn diễn ra tháng 11/2023, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang Đỗ Thị Việt Hà đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường làm rõ những giải pháp cải thiện tình trạng nguồn nước sông Cầu bị ô nhiễm, đáp ứng mong mỏi cử tri và Nhân dân.

Khi đó, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Bộ đã phối hợp với Bộ Công an rà soát, kiểm tra các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đã xử phạt hành chính rất nhiều doanh nghiệp xả thải không đúng quy định, tăng cường quan trắc ở hệ thống thủy lợi và đề nghị các tỉnh có quy hoạch di chuyển làng nghề, có các khu thu gom, xử lý nguồn thải để xử lý được dứt điểm.

Đồng thời, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và môi trường cùng 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang đã nhiều lần làm việc, khảo sát thực tế, thậm chí chỉ đạo tiến hành nhiều cuộc thanh, kiểm tra liên quan đến vấn đề ô nhiễm sông Cầu.

Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả triển khai kế hoạch thực hiện mạng lưới quan trắc môi trường định kỳ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước nguồn sông Cầu đều vượt quá ngưỡng cho phép so với quy định trong tiêu chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT/A2: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, Cột A2-Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt” nguồn nước trong tình trạng bị ô nhiễm nặng.

Tại hội nghị thông tin báo chí tình hình kinh tế - xã hội quý I, nhiệm vụ và giải pháp quý II/2024 do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức, vấn đề ô nhiễm môi trường trên sông Cầu tiếp tục được đưa ra.

Theo đó, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang tái khẳng định, ô nhiễm sông Cầu ngày càng nghiêm trọng và gây bức xúc dư luận nhiều địa phương trong suốt thời gian qua.

Thế nhưng, chưa thấy công bố cho công luận biết về các định hướng, giải pháp khắc phục cụ thể, hiệu quả nào nhằm giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm nguồn nước trên sông Cầu!?

Tạp chí Thanh tra tiến hành khảo sát tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang về nguồn nước mặt sông Cầu; hệ lụy của ô nhiễm nguồn nước; công tác thanh tra, kiểm tra...nhằm góp phần cùng các tổ chức, cá nhân liên quan chung tay xây dựng, thực hiện các giải pháp tạo nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân, doanh nghiệp./.

Nhóm PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Thời tiết / Tỷ giá

24°C

24°C - 30°C

Dông

T4

24°C - 30°C

T5

25°C - 29°C

T6

24°C - 31°C

T7

26°C - 36°C

Mua

Bán

AUD

16,267.56

16,958.47

CAD

18,289.50

19,066.29

CHF

30,522.25

31,818.58

CNY

3,512.06

3,661.23

DKK

-

4,007.43

EUR

28,566.81

30,132.17

GBP

34,066.84

35,513.72

HKD

3,215.56

3,372.31

INR

-

313.95

JPY

173.10

184.09

KRW

16.30

19.65

KWD

-

87,741.53

MYR

-

6,167.03

NOK

-

2,604.32

RUB

-

340.53

SAR

-

7,172.22

SEK

-

2,746.71

SGD

19,577.31

20,449.67

THB

698.77

809.34

USD

25,730.00

26,120.00

Hội phụ nữ Thanh tra Công an Hà Nội lan tỏa yêu thương

(ThanhtraVietNam) - Hướng tới Tháng hành động vì trẻ em năm 2025 và kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Hội Phụ nữ Thanh tra Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình thiện nguyện nấu cơm từ thiện, tặng quà cho bệnh nhân có khó khăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Ngô Tân

Trà Vinh: Nhiều vi phạm tại Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh

(ThanhtraVietNam) - Chánh Thanh tra tỉnh Trà Vinh đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr về việc thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và các nhiệm vụ đột xuất khác theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền tại Ban Dân tộc (nay là Sở Dân tộc và Tôn giáo) tỉnh Trà Vinh.

Khánh Nghi

Nhiều hạn chế trong quá trình triển khai dự án nhà ở xã hội tại thị xã Bình Minh, Vĩnh Long

(ThanhtraVietNam) - Hàng loạt sai sót, tồn tại của dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long do Công ty Cổ phần TV-TM-DV Địa ốc Hoàng Quân Mê Kông (gọi tắt là Công ty Hoàng Quân Mê Kông) làm chủ đầu tư đã được Thanh tra tỉnh Vĩnh Long chỉ ra trong Kết luận số 02/KL-TT vừa công bố mới đây.

Đình Thuyết

Hậu Giang: Rà soát, xử lý chồng chéo trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra

(ThanhtraVietNam) – Trong thời gian qua, ngành Thanh tra tỉnh Hậu Giang luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp nên phát huy vai trò, trách nhiệm, tham mưu thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Công tác thanh tra từng bước được đổi mới, chất lượng, hiệu quả được nâng lên.

Khánh Nghi

Trà Vinh: Nhiều vi phạm tại Trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh

(ThanhtraVietNam) - Qua thanh tra toàn diện quá trình hoạt động của Trường Cao đẳng Y tế (CĐYT) Trà Vinh, Thanh tra tỉnh Trà Vinh đã chỉ ra hàng loạt các vi phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý thu - chi tài chính, ngân sách tại đơn vị này.

Khánh Nghi

Bình Thuận: Tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc khiếu kiện nổi cộm trên địa bàn tỉnh

(ThanhtraVietNam) – Đó là yêu cầu của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Văn Đăng tại buổi làm việc với Thanh tra tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ trong những tháng đầu năm 2025; một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian đến.

Khánh Nghi

Cà Mau: Nhiều vi phạm trong công tác đầu tư, xây dựng tại huyện Ngọc Hiển

(ThanhtraVietNam) – Qua kiểm tra 18 công trình tại huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), Thanh tra tỉnh Cà Mau đã phát hiện có 8 công trình xây dựng sai sót, trong đó có 6 công trình sai về khối lượng và chi phí giám sát lắp đặt thiết bị với tổng số tiền hơn 192,2 triệu đồng.

Khánh Nghi

Trà Vinh: Hàng loạt vi phạm trong quản lý thu, chi tài chính tại huyện Cầu Ngang

(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Trà Vinh đã chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót trong công tác thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại (KN), tố cáo (TC); phòng, chống tham nhũng (PCTN) và việc quản lý thu - chi tài chính trên địa bàn huyện Cầu Ngang.

Khánh Nghi

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Trường Cán bộ Thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Đó là đề tài do Ths. Đặng Thuỳ Trâm làm chủ nhiệm khẳng định việc tăng cường ứng dụng công nghệ không chỉ đơn thuần là việc sử dụng sản phẩm công nghệ mà còn là một sự thay đổi sâu rộng trong tư duy và văn hóa của tổ chức, hướng đến kết quả mang tính đột phá.

T.H

Kiên Giang: Công bố Kết luận xác minh tài sản, thu nhập năm 2025

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã công bố Kết luận số 02/KL-TTr của Chánh Thanh tra tỉnh về việc xác minh tài sản, thu nhập năm 2025.

Khánh Nghi

Xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ

(ThanhtraVietNam) - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường trách nhiệm trong tham mưu và xử lý công việc của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Đình Thuyết

Thanh tra tỉnh Yên Bái hướng tới nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ

(ThanhtraVietNam) - Chánh Thanh tra tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 41/KH-TTr về việc áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trong năm 2025. Kế hoạch nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ người dân, tổ chức, đồng thời góp phần hiện đại hóa công tác chuyên môn và cải cách hành chính của đơn vị.

Pv

Xem thêm