Tất cả chuyên mục

Bài 2: Thúc đẩy, tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng mới

Thứ bảy, 21/12/2024 - 13:00 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Để tăng tốc, bứt phá, về đích thành công năm 2025 với các chỉ tiêu cụ thể, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy, tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng mới; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược; huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển; tục hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách để tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội...

Theo Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025, trong phạm chức, năng nhiệm vụ của mình, các bộ, ngành, địa phương tập trung các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khác để cụ thể hóa các chỉ tiêu, chỉ số nhằm tăng tốc, bứt phá, về đích thành công.

Thúc đẩy, tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng mới

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia một cách sâu rộng, toàn diện, bứt phá, nhất là xây dựng thể chế số thông thoáng, hạ tầng số hiện đại, nền kinh tế số rộng khắp, bảo đảm an ninh, an toàn mạng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, trình Chính phủ trong quý I năm 2025; tăng cường thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mới, công nghệ cao như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật…; nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích hiệu quả. Triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đô thị, kinh tế vùng, liên kết vùng.

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí xanh quốc gia, đề xuất danh mục ngành kinh tế xanh tích hợp vào hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, nhằm khuyến khích và đẩy mạnh chuyển đổi xanh.

Đẩy mạnh xuất khẩu giúp tăng trưởng kinh tế. (Ảnh - Trung Nguyễn)

Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Song song đó, các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia; khẩn trương kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM); phấn đấu cơ bản hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025; quyết tâm hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn, đặc biệt trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Bảo đảm nguồn cung nguyên vật liệu, kiểm soát giá nguyên vật liệu, chỉ tiêu sử dụng đất để đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án cao tốc.

Đẩy mạnh phát triển hệ thống đường cao tốc. (Ảnh - ĐVH)

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng năng lượng, đồng thời, khẩn trương triển khai chủ trương, kết luận của cấp có thẩm quyền về tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân, xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế và khu vực tại (TP.HCM) và Đà Nẵng, thành lập Khu thương mại tự do tại một số địa phương.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tập trung phát triển hạ tầng số quốc gia, hạ tầng đổi mới sáng tạo, phát triển vệ tinh viễn thông, nâng cấp hạ tầng trục viễn thông quốc gia; đẩy mạnh thương mại hóa 5G, nghiên cứu 6G, ứng dụng các loại dịch vụ vệ tinh...

Huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển

Để tăng tốc, bứt phá về đích năm 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện các giải pháp hiệu quả để huy động tối đa và đa dạng hóa các nguồn lực của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp, nguồn lực hợp tác công - tư (PPP) để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược. Nghiên cứu, tận dụng dư địa về nợ công, nợ Chính phủ, bội chi để huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tháo gỡ vướng mắc để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh một cách toàn diện, bền vững, bảo đảm tương xứng với nguồn lực nắm giữ thông qua đổi mới quản trị, tối ưu hoá các phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tập trung và đẩy nhanh đầu tư các dự án lớn, tác động lan tỏa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế; xây dựng cơ chế phát triển mạnh doanh nghiệp dân tộc, quy mô lớn.

TP.HCM "đầu tàu" kinh tế cần tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. (Ảnh - Trung Nguyễn)

Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao khẩn trương triển khai ngay Nghị quyết của Quốc hội về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án, đất đai tại một số địa phương. Phát huy hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2024 về tháo gỡ khó khăn cho các dự án; tập trung rà soát, phân loại và đề xuất cơ chế, chính sách để tháo gỡ các vướng mắc, sớm đưa vào sử dụng, giải phóng nguồn lực góp phần phát triển kinh tế- xã hội.

Hoàn thiện thể chế, tháo gỡ các "điểm nghẽn" thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách để tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện quyết liệt việc sắp xếp tổ chức bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả" theo chủ trương, định hướng của Trung ương và Chính phủ, bảo đảm tiến độ và chất lượng theo yêu cầu. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, kiểm tra, giám sát, theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Triển khai kịp thời, hiệu quả các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 để các quy định mới đi vào thực tiễn nhanh nhất.

Đồng thời, các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục rà soát các quy định tại các Luật không còn phù hợp, vướng mắc, chồng chéo hoặc chưa đầy đủ, để trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường tháng 02 năm 2025; trong đó: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi các Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật đầu tư (nhất là quy định về đầu tư ra nước ngoài); Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông trình sửa đổi các Luật thuộc lĩnh vực quản lý để khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển.

Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao các bộ, cơ quan, địa phương phải chủ động, linh hoạt thực hiện các giải pháp đồng bộ phát triển văn hóa, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; quyết liệt thực hiện các cam kết tại COP26. Ổn định chính trị, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; làm tốt công tác truyền thông chính sách, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế thực chất, hiệu quả.

Tràng An - Trung Nguyễn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Nghị quyết 68: Thúc đẩy mạnh mẽ và phát huy vai trò của kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

K. Dung

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và 68 của Bộ Chính trị

(ThanhtraVietNam) - Sáng nay, 18/5/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

K. Dung

"Hãy cùng nhau thắp lên ngọn lửa Đổi mới - Khát vọng - Hành động"

(ThanhtraVietNam) - Đó là lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, sáng ngày 18/5/2025.

Tạp chí Thanh tra

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, với 429/434 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Việc thông qua Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân giúp doanh nghiệp có nhiều chính sách đột phá để đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước và sự phát triển của kinh tế-xã hội.

Hữu Anh (TH)

Kiểm toán nhà nước kiến nghị rà soát, điều chỉnh hàng loạt chính sách về ưu đãi người có công

(ThanhtraVietNam) – Liên quan đến công tác thực hiện chính sác ưu đãi người có công, thông qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập, vướng mắc.

M. Phương (tổng hợp)

Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 16/5, tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, Tầm vóc thời đại”, mở đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu.

K. Dung

Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Đây là chủ đề Phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh và hùng cường.

PV

Huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

K. Dung

Cần chú ý đến yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đại biểu và đảm bảo tính công bằng, minh bạch

(ThanhtraVietNam) - Đó là nhấn mạnh đáng chú ý của Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát (UBDNGS) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Lan Anh

Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng hoạt động thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được thảo luận tại Phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành phiên thảo luận.

Hữu Anh (TH)

Sửa đổi, bổ sung quy định về vận hành hồ chứa trong các tình huống bất thường, khẩn cấp về thiên tai

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 922/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

M. Phương

Chính phủ hỗ trợ Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn gần 700 tấn gạo

(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 913/QĐ-TTg xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025.

M. Phương

Xem thêm