Thứ hai, 10/06/2024 - 08:53 (GMT+7)
Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, đông đảo cử tri và Nhân dân kỳ vọng các giải pháp quản lý, bảo vệ, khai thác sẽ biến tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản quốc gia thành nguồn lực phát triển đất nước hiệu quả, bền vững trong giai đoạn trước mắt cũng như trong chiến lược dài hạn; thông tin rộng rãi chính sách, đối sách, giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước nói chung và an ninh nguồn nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa của quốc gia nói riêng…
Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, cử tri và Nhân dân rất đồng tình với Quốc hội trong việc lựa chọn nội dung chất vấn, tập trung vào các nhóm vấn đề thuộc 4 lĩnh vực: tài nguyên và môi trường; công thương; kiểm toán; văn hóa, thể thao và du lịch đang có tác đông ảnh hưởng đến đời sống xã hôi và tăng trưởng kinh tế của đất nước giai đoạn hiên nay. Cử tri và Nhân dân đánh giá cao tính công khai, minh bạch, dân chủ, thẳng thắn trong hoạt động chất vấn, tranh luận, thực thi quyền giám sát tối cao của Quốc hôi; chuẩn bị kỹ lưỡng của đại biểu chất vấn và người chịu sự chất vấn, giám sát; điều hành khoa học, bao quát, không để sót ý kiến chất vấn và có kết luận rõ trách nhiêm sau từng nội dung chất vấn của chủ tọa kỳ họp.
Xử lý nghiêm các hành vi trốn lậu thuế, hàng giả, hàng nhái
Trong nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, cử tri kỳ vọng các giải pháp quản lý, bảo vệ, khai thác sẽ biến tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản quốc gia thành nguồn lực phát triển đất nước hiệu quả, bền vững trong giai đoạn trước mắt cũng như trong chiến lược dài hạn. Về an ninh nguồn nước, dư luận cử tri, Nhân dân - nhất là Nhân dân vùng chịu ảnh hưởng hạn hán, ngập mặn hết sức quan tâm. Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, có khoảng 60% nguồn nước bị phụ thuộc ở nước ngoài, 40% là nguồn nước nội sinh, vì vậy, người dân mong được thông tin rộng rãi chính sách, đối sách, giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước nói chung và an ninh nguồn nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa của quốc gia nói riêng trước biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn cũng như có thể có tác động vật lý của quốc gia trong khu vực, nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước, (chẳng hạn như dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia)... để người dân yên lòng và thực hiện đúng chính sách đối ngoại Nhân dân, tránh bị kẻ xấu lợi dụng, kích động.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình) phát biểu tại hội trường. Ảnh - Hồ Long
Nhiều cử tri và Nhân dân hết sức quan tâm và rất đồng tình với ý kiến của các ĐBQH về việc tăng cường công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trước xu thế phát triển “nóng” của thương mại điện tử. Bởi lẽ, trong các tầng lớp Nhân dân hiện nay không phải ai cũng có thể được hưởng lợi hình thức thương mại này từ thành tựu công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 mang lại. Người dân kỳ vọng Quốc hội, Chính phủ, cụ thể là Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ quan liên quan nỗ lực, quyết liệt thực hiện hiệu lực, hiêụ quả chức năng quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy lùi và hạn chế tối đa các tiêu cực, xử lý nghiêm các hành vi trốn lậu thuế, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, cạnh tranh bất bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh giữa hình thức thương mại điện tử với các hình thức trực tiếp, truyền thống đang chiếm tỷ trọng cao, có đóng góp GDP lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Quan tâm đầu tư địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa
Đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Đây là lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống Nhân dân, hình ảnh quốc gia và giá trị văn hóa dân tộc, được cử tri và Nhân dân ta ở trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Tuy nội dung chất vấn được giới hạn trong 3 vấn đề chủ yếu thuộc chính sách đối với vận động viên thể thao, nghệ sĩ; giải pháp kích cầu du lịch; chính sách phát triển văn hóa, thể thao, du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi... Nhưng không vì thế mà có ít vấn đề chất vấn, tranh luận được đặt ra. Con số 45 lượt ý kiến phát biểu, trong đó có 37 ý kiến chất vấn, 8 ý kiến tranh luận, còn 34 đại biểu đăng ký chất vấn nhưng chưa được chất vấn đã nói lên điều đó.
Cử tri và Nhân dân đánh giá cao sự am hiểu sâu sắc, sát thực tiễn, chất vấn đúng và trúng của đại biểu về thực trạng hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch hiên nay; hài lòng với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng. Dư luận rất quan tâm đến phát triển văn hóa, thể thao, du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và cho rằng: đây là khu vực đầu tư chưa thật sự hấp dẫn, là ngành kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn dài hơn so với các ngành khác, nhưng là lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiên mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, hình thành môi trường văn hóa, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ và lành mạnh hóa lối sống mọi lứa tuổi, nhất là thanh thiếu niên.
Vì vậy, cử tri mong Nhà nước trực tiếp đầu tư và sớm có chính sách cụ thể ưu đãi, thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển đồng bộ các thiết chế văn hóa (gồm cả cơ sở vật chất thiết bị, nhân lực chuyên môn và nội dung hoạt động phù hợp) vào địa bàn miền núi, các vùng sâu, vùng xa để giảm mức chênh lệch hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền, giữa nông thôn với thành thị. Mặt khác, quan tâm giám sát, kiểm soát, chuẩn hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng các dịch vụ tiêu dùng - kể cả dịch vụ vận chuyển đường không, đường bộ, đường thủy, đường sắt, phương tiện thô sơ - làm cho du khách trong nước và quốc tế cảm nhận được sự thân thiện, mến khách, an toàn và trên hết là giá trị văn hóa Việt Nam.
Kỳ vọng thành công của phiên chất vấn, trả lời chất vấn sớm đi vào thực tiễn, đáp ứng niềm tin và sự mong đợi của cử tri, Nhân dân.
Theo Daibieunhandan.vn
Từ khóa:
phát triển bền vững quốc hội khóa xv Tài nguyên biển đại biểu quốc hội chất vấn về tài nguyên Kỳ họp thứ Bảy đầu tư địa bàn miền núi vùng sâu vùng xa phát triển văn hóa thể thao du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu sốÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…
Hoàng Minh
Hôm nay (5/5), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập, xử lý khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đáp ứng kiến nghị của cử tri, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, củng cố niềm tin của nhân dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Công điện của Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu giảm 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, thời gian và chi phí tuân thủ, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
P.V
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 05/05/2025, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký văn bản số 48/CV-BCĐTKNQ18 về việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.
K. Dung