Thứ năm, 01/12/2022 - 15:15 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Kiểm soát tài sản, thu nhập để phòng ngừa tham nhũng và xác minh là một khâu thiết yếu của hoạt động này. Năm 2022 là năm đầu tiên các Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện xác minh tài sản, thu nhập của của người có chức vụ, quyền hạn theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Sau bốc thăm ngẫu nhiên, Thanh tra Bộ Công an - Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập Bộ Công an đã tiến hành xác minh tài sản, thu nhập 14 cá nhân tại 7 đơn vị.
Trung tướng Trần Đức Tuấn, Chánh Thanh tra Bộ - Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập Bộ Công an. Ảnh: Ngô Tân
Xác minh là khâu thiết yếu của kiểm soát tài sản, thu nhập
Số liệu thống kê cho thấy, thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) năm 2005, giai đoạn 2006 - 2016 đã phát hiện, kỷ luật 17 người kê khai tài sản không trung thực, 70 người vi phạm quy định về tổ chức thực hiện việc kê khai. Năm 2017, xác minh tài sản, thu nhập 78 người, phát hiện, xử lý 5 trường hợp vi phạm. Năm 2018, hơn 1.136.000 người kê khai tài sản, thu nhập nhưng chỉ phát hiện 6 trường hợp vi phạm.
Khắc phục những bất cập, hạn chế, Luật PCTN năm 2018 và Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi tắt là Nghị định 130) đã quy định chi tiết, cụ thể hơn về việc xác minh tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai.
Có ý kiến cho rằng, nếu như kiểm soát tài sản, thu nhập trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là một chế định mới quan trọng của Luật PCTN năm 2018 thì xác minh tài sản, thu nhập được coi là khâu thiết yếu của quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập. Việc xác minh tài sản, thu nhập nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng (nếu có) đối với người có nghĩa vụ kê khai; góp phần thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về PCTN, tiêu cực; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của Luật PCTN năm 2018 và Nghị định 130.
Về Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, Luật PCTN năm 2018 quy định, Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; người có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
Nghị định 130 giải thích, kiểm soát tài sản, thu nhập là hoạt động do Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện để biết rõ tài sản, thu nhập, biến động về tài sản, thu nhập, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai nhằm phòng ngừa tham nhũng, phục vụ công tác cán bộ, kịp thời phát hiện tham nhũng, ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng.
Kê khai tài sản, thu nhập là việc ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các loại tài sản, thu nhập, biến động tài sản, thu nhập phải kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
Xác minh tài sản, thu nhập là việc kiểm tra, làm rõ nội dung kê khai và xem xét, đánh giá, kết luận của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai và tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
Năm 2022 là năm đầu tiên Thanh tra Chính phủ và các Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện xác minh tài sản, thu nhập theo quy định của Luật PCTN năm 2018 và Nghị định 130.
Tối thiểu 10% số đơn vị thuộc Bộ Công an có người được xác minh
Theo Nghị định 130, kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập phải bảo đảm xác minh tối thiểu 20% số cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền kiểm soát của mình. Riêng đối với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính phải bảo đảm tối thiểu bằng 10%.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kế hoạch xác minh được ban hành, Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh. Số lượng người được lựa chọn để xác minh ngẫu nhiên phải bảo đảm tối thiểu 10% số người có nghĩa vụ kê khai hàng năm tại mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác minh.
Ngày 25/11/2022, thực hiện Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong Công an nhân dân thuộc thẩm quyền kiểm soát của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập Bộ Công an, Thanh tra Bộ Công an đã tiến hành bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 với sự chứng kiến của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương. Kết quả, đã lựa chọn được 14 cá nhân là Trưởng phòng hoặc tương đương ở 7 đơn vị thuộc Bộ để xác minh tài sản, thu nhập.
Ngày 30/11/2022, Thanh tra Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với 14 cá nhân đã được lựa chọn.
Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo 7 đơn vị có 14 cá nhân được xác minh. Ảnh: Ngô Tân
Tại Hội nghị, Tổ xác minh đã thông qua Quyết định xác minh; phổ biến nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng, thành viên Tổ; quyền, nghĩa vụ của người được xác minh và kế hoạch xác minh.
Theo Quyết định, phạm vi xác minh từ bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu đến bản kê khai tài sản thu nhập hằng năm (năm 2021) và thời hạn xác minh là 45 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định xác minh (không kể ngày nghỉ theo quy định).
Tổ xác minh gồm 7 thành viên có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 46 Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trung tướng Trần Đức Tuấn, Chánh Thanh tra Bộ Công an yêu cầu việc xác minh phải đảm bảo chính xác, khách quan, đúng trình tự, thủ tục, nội dung kế hoạch đã được phê duyệt. Mọi hành vi vi phạm các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Thượng tá Bùi Gia Cường, Trưởng phòng Phòng chống tham nhũng, Thanh tra Bộ - Tổ trưởng Tổ xác minh công bố Quyết định. Ảnh: Ngô Tân
Thượng tá Bùi Gia Cường cho biết, Tổ xác minh đã xây dựng một kế hoạch xác minh của Tổ rất đầy đủ và chi tiết với mục đích đánh giá việc thực hiện các quy định của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong Công an nhân dân đối với tập thể, cá nhân trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập. Đồng thời, tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh, làm rõ nội dung kê khai, xem xét, đánh giá kết luận tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai và tính trung thực trong giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định.
Ngô Tân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.
Pv
(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) về sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025, vừa qua.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 16/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Chiều 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP. Hải Phòng đã tổ chức Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu. Phiên họp tập trung đánh giá kết quả công tác Quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ Quý II/2025, đồng thời thống nhất đưa 4 dự án trọng điểm có dấu hiệu chậm trễ, lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.
PV
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong quý đầu tiên của năm 2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại thành phố Hải Phòng đã được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nâng cao, các giải pháp phòng ngừa phát huy hiệu quả.
PV
(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công khai minh bạch, kiểm soát tài sản thu nhập và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 của tỉnh Kon Tum do Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng vừa được thành lập.
Minh Nguyệt
(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Thái Minh