Tất cả chuyên mục

Bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên ASEAN có vai trò cốt yếu trong tiến trình hoạt động của ASEAN

Thứ ba, 20/07/2010 - 14:00 (GMT+7)

(Thanhtravietnam.vn) - Sáng nay, ngày 20/7/2010, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 43. Đây là một trong những sự kiện quan trọng hàng năm của ASEAN và trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2010 của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và phát biểu khai mạc.


Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng bày tỏ niềm vui mừng được chào đón các vị khách quý tới tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị liên quan. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng khẳng định Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên ASEAN có vai trò cốt yếu trong tiến trình hoạt động của ASEAN, nhất là trong việc xử lý những vấn đề liên quan đến chính trị-an ninh và quan hệ đối ngoại của Hiệp hội. Cũng trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra một số vấn đề mà các Bộ trưởng Ngoại giao cần quan tâm thúc đẩy.

Một là, hiện thực hoá mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN. Trong đó, cần đề ra và thực hiện đồng bộ những giải pháp để đẩy nhanh tiến trình thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và một số chương trình quan trọng khác. Tiếp tục những nỗ lực đưa Hiến chương ASEAN thực sự đi vào cuộc sống, nhất là hoàn tất các văn kiện pháp lý liên quan, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của bộ máy tổ chức cũng như phương thức hoạt động của ASEAN; đề cao “văn hoá thực thi”, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận đã đề ra thông qua những biện pháp đồng bộ, nhất là tăng cường công tác giám sát, sự phối hợp và điều phối hoạt động giữa các cơ quan, trong đó các Hội đồng cấp Bộ trưởng đóng vai trò quan trọng.

Hai là, duy trì hoà bình và an ninh khu vực Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương. ASEAN cần phát huy hơn nữa vai trò là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị-an ninh, vì hoà bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.

Nỗ lực thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN, nhất là trong 14 lĩnh vực ưu tiên. Theo đó, ASEAN cần tiếp tục phát huy tác dụng và thúc đẩy thực thi có hiệu quả các công cụ và cơ chế hiện có để đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không có Vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)…

Tiếp tục thúc đẩy và tạo điều kiện để các đối tác của ASEAN tham gia sâu rộng hơn và đóng góp xây dựng hơn vào việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoà bình và an ninh khu vực, đặc biệt coi trọng tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, xây dựng các chuẩn mực và quy tắc ứng xử chung trong quan hệ giữa các nước, đẩy mạnh hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh và an toàn trên biển, …

Ba là, đẩy mạnh quan hệ đối ngoại của ASEAN. Do đó, cần tiếp tục thúc đẩy để nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác với các đối tác thông qua khuôn khổ ASEAN+1, trên cơ sở các chiến lược và kế hoạch cụ thể.  Bên cạnh đó, cần chủ động đề xuất và tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các khuôn khổ hợp tác khu vực rộng lớn hơn do ASEAN giữ vai trò chủ đạo như ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Nguyên tắc chỉ đạo cho toàn bộ hoạt động này là phải nhằm hỗ trợ mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN và bảo đảm vai trò trung tâm của Hiệp hội.

Tại Cấp cao ASEAN 16, các vị Lãnh đạo đã quyết định một số định hướng quan trọng, nhất là về tăng cường quan hệ với các đối tác quan trọng và bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực đang định hình. Các vị Bộ trưởng có nhiệm vụ đề ra các biện pháp và cách thức phù hợp để triển khai các quyết định của các vị Lãnh đạo và trình khuyến nghị cần thiết lên Hội nghị Cấp cao ASEAN-17.

Bốn là, ASEAN cần thể hiện vai trò là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện nay, nhất là khủng hoảng tài chính-kinh tế; biến đổi khí hậu, kể cả nước biển dâng; thiên tai, dịch bệnh; tài nguyên cạn kiệt. Theo đó, ASEAN cần tiến hành những biện pháp cụ thể nhằm gia tăng hợp tác nội khối, đồng thời thúc đẩy hợp tác với khuôn khổ khu vực rộng lớn hơn và đóng góp tích cực cho những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.

Năm là, tăng cường đoàn kết và thống nhất, phát huy những giá trị truyền thống, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội và “phương thức ASEAN” tiếp tục là những nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm cho thành công của ASEAN trong giai đoạn mới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng tại Hội nghị lần này, các vị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và các nước đối tác sẽ có những cuộc thảo luận bổ ích và xây dựng, đề xuất được những biện pháp và phương cách phù hợp để tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là xử lý các vấn đề liên quan đến chính trị-an ninh cũng như ứng phó với những thách thức đang nổi lên đối với khu vực và quốc tế./.  

letiendat

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Nghị quyết 68: Thúc đẩy mạnh mẽ và phát huy vai trò của kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

K. Dung

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và 68 của Bộ Chính trị

(ThanhtraVietNam) - Sáng nay, 18/5/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

K. Dung

"Hãy cùng nhau thắp lên ngọn lửa Đổi mới - Khát vọng - Hành động"

(ThanhtraVietNam) - Đó là lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, sáng ngày 18/5/2025.

Tạp chí Thanh tra

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, với 429/434 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Việc thông qua Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân giúp doanh nghiệp có nhiều chính sách đột phá để đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước và sự phát triển của kinh tế-xã hội.

Hữu Anh (TH)

Kiểm toán nhà nước kiến nghị rà soát, điều chỉnh hàng loạt chính sách về ưu đãi người có công

(ThanhtraVietNam) – Liên quan đến công tác thực hiện chính sác ưu đãi người có công, thông qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập, vướng mắc.

M. Phương (tổng hợp)

Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 16/5, tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, Tầm vóc thời đại”, mở đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu.

K. Dung

Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Đây là chủ đề Phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh và hùng cường.

PV

Huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

K. Dung

Cần chú ý đến yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đại biểu và đảm bảo tính công bằng, minh bạch

(ThanhtraVietNam) - Đó là nhấn mạnh đáng chú ý của Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát (UBDNGS) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Lan Anh

Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng hoạt động thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được thảo luận tại Phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành phiên thảo luận.

Hữu Anh (TH)

Sửa đổi, bổ sung quy định về vận hành hồ chứa trong các tình huống bất thường, khẩn cấp về thiên tai

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 922/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

M. Phương

Chính phủ hỗ trợ Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn gần 700 tấn gạo

(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 913/QĐ-TTg xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025.

M. Phương

Xem thêm