Tất cả chuyên mục

Cảnh giác tội phạm sổ đỏ giả

Chủ nhật, 17/10/2010 - 21:53 (GMT+7)

Các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bằng thủ đoạn sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) giả được lực lượng Công an cả nước phát hiện và bắt giữ trong thời gian qua cho thấy sự gia tăng đáng lo ngại của loại tội phạm này.

Với kỹ thuật in ấn hiện đại, công nghệ làm giả sổ đỏ hiện nay ngày càng tinh vi mà nếu nhìn bằng mắt thường không thể phát hiện được. Không chỉ cá nhân mà các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng và ngân hàng cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của sổ đỏ giả. Nhận diện tội phạm làm sổ đỏ giảVà thủ đoạn dùng sổ đỏ giả để chiếm đoạt tài sản cũng đa dạng "Muôn hình muôn vẻ"… Đáng chú ý nhất phải kể đến vụ làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức bị Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) phát hiện trong tháng 8/2010. Đối tượng chủ mưu trong vụ án này là Phùng Văn Thúy (31 tuổi, từng có thời gian công tác tại Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Gia Lâm). Liên quan đến vụ án này, cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lâm đã làm rõ hành vi của Phạm Văn Sơn, cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Lâm đã vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trong thời gian công tác, Thúy đã lấy trộm 20 phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Gia Lâm, rồi thông đồng với Lê Bá Quỳ (41 tuổi, trú tại xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm) làm sổ đỏ giả để thế chấp đáo nợ ngân hàng. Tên Quỳ đã làm giả toàn bộ nội dung, con dấu chữ ký trên các phôi thật rồi cùng vợ là Nguyễn Thị Lệ Thủy ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 3 thửa đất (không có trên thực tế) cho anh Trần Việt Anh (31 tuổi, trú tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tổng giá trị là 9,7 tỷ đồng. Không dừng lại ở đó, Quỳ và đồng bọn còn làm giả 15 quyển sổ đỏ khác rồi đem thế chấp cho cá nhân, ngân hàng để vay tiền. Khi điều tra vụ án này, Công an huyện Gia Lâm xác định Quỳ và đồng bọn đã sử dụng các sổ đỏ giả này làm tài sản đảm bảo cho ít nhất 3 công ty và 5 ngân hàng.  Cá biệt có trường hợp, các đối tượng còn lấy danh nghĩa của các công ty để thực hiện hành vi lừa đảo. Một trong số đó phải kể đến vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà đối tượng thực hiện nguyên là Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Sản xuất Vạn Thành, Nguyễn Thị Hải Minh (38 tuổi, trú tại tổ 13, phường Thanh Lương). Minh đã làm giả 5 sổ đỏ và đem thế chấp lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều người bị hại… Làm thế nào để phòng ngừa sổ đỏ giả? Từ thực tế các vụ làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên cho thấy, nạn nhân của sổ đỏ giả, giờ không chỉ là cá nhân mà còn là các cơ sở kinh doanh lớn như ngân hàng, các công ty và tổ chức tín dụng… Hậu quả của những vụ lừa đảo này thường rất nghiêm trọng và khả năng thu hồi tài sản của các cơ quan thi hành pháp luật là rất khó thực hiện. Phạm Văn Sơn - cán bộ ngân hàng bị bắt vì cho vợ chồng Quỳ vay tiền thế chấp bằng tài sản ảo và mẫu những sổ đỏ giả bị cơ quan Công an thu giữ.Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Nguyễn Khắc Hoạt, Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Phú Thọ trăn trở: Trong các vụ án có thủ đoạn tương tự, việc phát hiện tội phạm thường quá muộn, thông thường là khi các giao dịch đã hoàn thành nên người bị hại rơi vào tình trạng "chờ được vạ thì má đã sưng"… Nguyên nhân một phần là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người tham gia giao dịch, phần khác do sự thiếu trách nhiệm của những cán bộ được giao làm công tác thẩm định tài sản. Cá biệt, có một số trường hợp ngay cả các văn phòng công chứng cũng không thể kiểm soát được, trong đó vụ việc xảy ra tại Văn phòng công chứng Việt Tín là một ví dụ điển hình… Mới đây nhất, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ vừa đưa ra xét xử vụ Nguyễn Thị Vy (50 tuổi, trú tại phường Vân Cơ, TP Việt Trì) - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Phú An, trụ sở tại phường Vân Cơ, đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ và chồng là Nguyễn Ngọc San (Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Phú An) lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vy và các đối tượng trong vụ án đã mượn sổ đỏ của những người thân, quen với lý do "chứng minh tài sản thành lập công ty" để lừa đảo. Từ năm 2007 đến tháng 8/2008, Vy và đồng bọn đã gây thiệt hại cho 2 ngân hàng và 13 cá nhân với số tiền lên tới 14,6 tỷ đồng. Thủ đoạn của Vy là cùng chồng, Vũ Yên, Lữ Thị Liên và Phạm Thị Thuỷ (đều trú tại tỉnh Phú Thọ) lập hợp đồng thế chấp bằng sổ đỏ và tài sản gắn liền với đất, rồi làm giả chữ ký, sau đó đem ra Phòng Tài nguyên môi trường TP Việt Trì xin xác nhận và UBND các phường, xã có chủ sở hữu các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xin xác nhận vào hồ sơ vay vốn có chữ ký giả… Sau đó, Vy đưa các hồ sơ đó cho các cán bộ ngân hàng làm tài sản đảm bảo 2 hợp đồng tín dụng của Công ty TNHH Thương mại Phú An. Để điều tra vụ án này, Phòng PC46 Công an tỉnh Phú Thọ phải mất 2 năm thu thập chứng cứ mới vạch trần được bộ mặt thật của "vợ chồng siêu lừa"... Để hạn chế thấp nhất rủi ro, trước khi thực hiện các giao dịch liên quan đến sổ đỏ, người dân cần thận trọng tìm hiểu thông tin về người bán, người chuyển nhượng, người ủy quyền, đề phòng đó là chữ ký giả. Về phía các văn phòng công chứng cần phải có cơ quan giám sát vì thực tế hiện nay cho thấy, do không quy định vùng, địa bàn nên những người có nhu cầu công chứng sổ đỏ có thể mang giấy tờ đến bất cứ văn phòng nào để xác nhận... Song giữa các văn phòng công chứng hiện nay lại chưa nối mạng để có thể cùng quản lý. Bàn về vấn đề này, luật sư Nguyễn Hồng Thanh, Văn phòng Luật sư Hồng Thanh ở xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm: Để tránh gặp sổ đỏ giả, những người có nhu cầu giao dịch kể cả cá nhân và các tổ chức cần phải biết nguồn gốc nhà ở, đất đai. Ngoài việc đến vị trí đất và căn hộ ghi trên sổ đỏ để xác minh cũng nên tới văn phòng nhà đất của quận, huyện kiểm tra các vấn đề như tranh chấp, thế chấp, đặt, cho, chuyển nhượng… Trong trường hợp sổ đỏ có liên quan đến việc ủy quyền, phải đến văn phòng công chứng, kiểm tra xem hợp đồng chuyển nhượng đúng là được thực hiện ở phòng công chứng này không. Nếu giao dịch tiến hành thành công thì nên tiếp tục thực hiện ủy quyền ngay tại phòng công chứng đó. Về phía các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong việc dùng sổ đỏ để thế chấp, vay tiền, không vì cả nể mà bỏ qua quy định… Cùng với đó, cần nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng, phòng công chứng các cơ quan tư pháp của Công an cấp phường.Việc phát hiện sớm và ngăn chặn loại tội phạm làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức, trong đó có sổ đỏ giả hiện nay là rất cần thiết. Nếu mỗi người dân và các cơ quan, doanh nghiệp tự mình phòng ngừa thì chẳng những bản thân họ bị thiệt hại mà về phía cơ quan điều tra cũng phải tốn nhiều công sức để khắc phục hậu quả. Hiện nay, ngoài các văn phòng công chứng, một trong những địa chỉ "đỏ" mà người dân có thể tìm đến là các đơn vị kỹ thuật hình sự thuộc Công an các cấp từ Trung ương đến địa phương.

Luật sư Nguyễn Hồng Thanh, Văn phòng luật sư Hồng Thanh: Theo quy định, giám định kỹ thuật hình sự trước tiên phục vụ các phần việc liên quan đến tố tụng, phục vụ tư pháp. Vì thế, không thể áp đặt cho các cơ quan giám định…
 
Song nếu có thể đáp ứng được về nhân lực, các đơn vị kỹ thuật hình sự có thể "xã hội hóa" công tác giám định để người dân có một địa chỉ tin cậy khi cần chứng thực các giấy tờ trong đó có sổ đỏ. Khi tiến hành giám định, có thể thu một phần lệ phí để lấy thu bù chi.

Thượng tá Nguyễn Xuân Hòa, Phó trưởng Phòng kỹ thuật hình sự (PC54) Công an TP Hà Nội: Thủ đoạn làm giả sổ đỏ hiện nay rất tinh vi, các đối tượng có thể làm giả một phần, song có lúc chúng làm giả hoàn toàn (con dấu, chữ ký của các cơ quan cấp sổ đỏ đều được làm giả). Có khi trên một quyển sổ, chúng cùng lúc sử dụng nhiều phương pháp làm giả khác nhau. Thủ đoạn làm giả thường là dùng "sổ đỏ" thật, cho lên máy scan để lấy bản mẫu. Khi đã có phôi,  chúng đưa lên máy tính, chèn các nội dung cần thiết rồi sao chép hình dấu và chữ ký của nơi cấp sổ đỏ. Có trường hợp quyển sổ đỏ là thật nhưng toàn bộ thông tin ghi trong đó đều đã bị đối tượng thay đổi, tẩy xóa... Với các thủ thuật trên, việc phát hiện và phân biệt được giả, thật không dễ dàng. Hiện nay, các văn bản của Nhà nước chưa có quy định về pháp lệnh giám định ngoài tố tụng. Theo chức năng, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP Hà Nội chủ yếu thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra, còn làm theo yêu cầu của các cơ quan như thanh tra, kiểm tra của các cơ sở Đảng, Quản lý thị trường, UBND các cấp. Trong thời gian qua, Phòng PC54 Công an TP Hà Nội vẫn tiếp nhận một số trường hợp của người dân có nhu cầu giám định, song không thể dàn trải, chấp nhận tất cả các phần giám định, do điều kiện nhân sự còn nhiều hạn chế.

Theo CAND

ngodangtan

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Người đứng đầu phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.

K. Dung

Khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách về quỹ tài chính ngoài ngân sách

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.

K. Dung (TH)

Cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ bao gồm 22 đơn vị

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.

Dương Nguyễn

Đột phá trong thể chế: Nghị quyết 66-NQ/TW mở đường cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

PV

Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong bối cảnh mới

(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.

Dương Nguyễn

Đẩy mạnh tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.

Nguyễn Hoàng

Tuyệt đối không để lãng phí ngân sách nhà nước, phát sinh khiếu kiện

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Đình Thuyết

Nghị định mới quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đình Thuyết

Phạt tới 100 triệu hành vi vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.

Đình Thuyết

Bổ sung thành viên Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Đình Thuyết

Chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản số 562/TTg-QHĐP ngày 20/5/2025 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình.

PV

Đảm bảo “6 rõ” trong phân công nhiệm vụ

(ThanhtraVietNam) - Phương châm đặt ra của Kế hoạch hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.

K. Dung

Xem thêm