Tất cả chuyên mục

Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026

Thứ tư, 26/03/2025 - 20:18 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).

Phân cấp, phân quyền trong thực hiện thủ tục hành chính được đẩy mạnh

Mục tiêu của Chương trình là kế thừa các kết quả đạt được của Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025, tiếp tục tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), điều kiện đầu tư kinh doanh đạt mục tiêu cụ thể như sau:

Năm 2025: Cắt giảm, đơn giản hoá ngay TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bảo đảm bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết; giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết của các TTHC, 30% chi phí tuân thủ TTHC.

100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, bảo đảm minh bạch, giảm tối đa giấy tờ. 100% TTHC được thực hiện không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh.

Đồng thời, hoàn thành việc thực thi 100% phương án về phân cấp thẩm quyền giải quyết TTHC đã được phê duyệt tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

100% TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước và trong từng cơ quan hành chính nhà nước được rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục, thời gian giải quyết, chi phí thực hiện và sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp với việc thực hiện tinh gọn, sắp xếp bộ máy, đồng thời bảo đảm thông suốt, hiệu quả.

Toạ đàm về cải cách hành chính do Thanh tra Chính phủ tổ chức. (ảnh: PV)

Năm 2026 cắt giảm, đơn giản hoá 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Năm 2026: Cắt giảm, đơn giản hoá 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết hoặc mâu thuẫn, chồng chéo hoặc quy định chung chung, không cụ thể, không rõ ràng; bãi bỏ 100% điều kiện đầu tư kinh doanh của các ngành, nghề không thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.

Cắt giảm 50% thời gian giải quyết TTHC, 50% chi phí tuân thủ TTHC so với năm 2024; 100% TTHC quy định tại quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng phải được công bố, rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa; 100% chế độ báo cáo của doanh nghiệp được thực hiện điện tử.

100% TTHC nội bộ trong từng cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện quản trị nội bộ trên môi trường điện tử.

100% thông tin, giấy tờ, tài liệu trong các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh chỉ cung cấp một lần cho cơ quan hành chính nhà nước và 100% TTHC đủ điều kiện được thực hiện trực tuyến toàn trình.

2 cắt giảm, 1 đẩy mạnh

Nội dung Chương trình thực hiện gồm: 1- Cắt giảm, đơn giản hóa TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; 2- Cắt giảm, đơn giản hóa TTHC nội bộ; 3- Đẩy mạnh thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

Về việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, các Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa đối với TTHC được quy định tại văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Cụ thể như sau: Tổng hợp, thống kê danh mục thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; cắt giảm, đơn giản hóa TTHC dựa trên ứng dụng công nghệ, tái sử dụng dữ liệu; cắt giảm, đơn giản hóa TTHC gắn với sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong thực hiện TTHC; cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh và chuyển giao một số hoạt động hoặc thủ tục cấp phép cho doanh nghiệp và các tổ chức xã hội đảm nhiệm.

Chương trình nêu rõ, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC nội bộ gồm: TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước; TTHC nội bộ trong từng cơ quan hành chính nhà nước. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương hoàn thành thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ theo đúng lộ trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công bố, công khai đầy đủ các thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, hoàn thành trước ngày 30/4/2025.

Về đẩy mạnh thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính, Chính phủ nêu rõ các nhiệm vụ gồm: Đẩy mạnh cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; đổi mới toàn diện việc tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả thực hiện TTHC theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

Trong đó, Bộ, cơ quan ngang bộ triển khai cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc được cung cấp dịch vụ công trực tuyến thống nhất trên toàn quốc. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết. Thực hiện số hóa 100% hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; hoàn thành xây dựng, nâng cấp, phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành bảo đảm dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống", kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Hoàn thiện, nâng cấp Cổng Dịch vụ công quốc gia, các Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, bảo đảm phát triển Cổng Dịch vụ công quốc gia trên Trung tâm dữ liệu quốc gia trở thành điểm "một cửa số" duy nhất, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến tập trung của quốc gia. Thời hạn hoàn thành: Đối với thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp hoàn thành trước ngày 31/12/2025; đối với các thủ tục hành chính còn lại theo lộ trình đến năm 2026.

Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết. Cụ thể: Xây dựng quy trình nội bộ và quy trình điện tử thủ tục hành chính để đảm bảo tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh tại tất cả Bộ phận một cửa thuộc phạm vi cấp tỉnh. Tiếp tục điều chỉnh hoặc mở rộng quy trình nội bộ, quy trình điện tử để thực hiện tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi toàn quốc.

Tổ chức, hoàn thiện Bộ phận một cửa theo hướng thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính thuộc phạm vi cấp tỉnh và mở rộng dần đối với phạm vi toàn quốc. 05 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bình Dương) tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 10/7/2024 và Nghị quyết số 188/NQ-CP ngày 11/10/2024...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Phát hiện 222 vụ, 437 đối tượng phạm tội về tham nhũng, chức vụ

(ThanhtraVietNam) - Các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm được thực hiện liên tục, góp phần kéo giảm hầu hết các loại tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội với nhiều chuyển biến tích cực.

Người đứng đầu phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.

K. Dung

Khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách về quỹ tài chính ngoài ngân sách

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.

K. Dung (TH)

Cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ bao gồm 22 đơn vị

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.

Dương Nguyễn

Đột phá trong thể chế: Nghị quyết 66-NQ/TW mở đường cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

PV

Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong bối cảnh mới

(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.

Dương Nguyễn

Đẩy mạnh tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.

Nguyễn Hoàng

Tuyệt đối không để lãng phí ngân sách nhà nước, phát sinh khiếu kiện

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Đình Thuyết

Nghị định mới quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đình Thuyết

Phạt tới 100 triệu hành vi vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.

Đình Thuyết

Bổ sung thành viên Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Đình Thuyết

Đảm bảo “6 rõ” trong phân công nhiệm vụ

(ThanhtraVietNam) - Phương châm đặt ra của Kế hoạch hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.

K. Dung

Xem thêm