Tất cả chuyên mục

Công tác thủy lợi phải có một chế tài mới, đây là yêu cầu rất bức bách

Thứ sáu, 09/06/2017 - 10:22 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - "Chúng ta phải hoàn thiện tiếp một bước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tất cả những yếu tố vận hành của nền kinh tế phải theo quy luật từng bước về đúng nguyên lý thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có thủy lợi. Với tinh thần đó công tác thủy lợi phải có một chế tài mới, đây là yêu cầu rất bức bách. Luật sửa đổi về thủy lợi đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của cả hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt là các đại biểu Quốc hội", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Ngày 08/6, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thủy lợi. Sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thủy lợi. Trong quá trình thảo luận, đã có 23 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu và 02 lượt đại biểu tranh luận.

Sớm ban hành Luật Thủy lợi là cần thiết

Đại biểu Phan Thái Bình - Quảng Nam cho rằng việc sớm ban hành Luật Thủy lợi là cần thiết, vì nước ta xuất phát điểm từ nền nông nghiệp đã lâu nên vấn đề thủy lợi, nước tưới hết sức quan trọng mà ông cha thường nói "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Trong điều kiện hiện nay, những vùng người dân lao động nông nghiệp rất cần thiết với thủy lợi đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất cần thủy lợi để phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và an sinh xã hội. Do vậy vấn đề ban hành Luật này sớm là rất cần thiết.

Để góp phần hoàn thiện dự án Luật Thủy lợi, đại biểu Phan Thái Bình góp ý vào một số nội dung cụ thể như: về phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1, đại biểu Phan Thái Bình hoàn toàn thống nhất nội hàm nhưng cách diễn đạt còn một số nội dung trùng lặp dẫn đến điều này kéo dài. Đại biểu này đã đề nghị tích hợp lại và viết gọn lại như sau: "Luật này quy định về điều tra cơ bản chiến lược, quy hoạch thủy lợi đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác vận hành bảo vệ công trình thủy lợi, hồ trước thủy điện phục vụ thủy lợi, dịch vụ thủy lợi Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy lợi".

Về giải thích từ ngữ quy định tại Điều 3, đại biểu Phan Thái Bình đề nghị bổ sung giải thích cụm từ "công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt", vì cụm từ này được dùng ở rất nhiều các điều luật liên quan đến quy hoạch, quản lý, triển khai thực hiện quy hoạch đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi về quản lý nhà nước, phân cấp trong quản lý nhà nước về chính sách đối với các công trình thủy lợi v.v... Do vậy, cần phải giải thích rõ như thế nào là công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt để thống nhất trong cách hiểu cũng như tổ chức triển khai thực hiện luật.

Về đầu tư xây dựng công trình thủy lợi quy định tại Chương III, chương này có quy định về các nguyên tắc trong đầu tư xây dựng tại Điều 15 và yêu cầu đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Điều 17. Qua nghiên cứu kỹ nội dung hai điều này, đại biểu Phan Thái Bình cho rằng, các yêu cầu trong đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại Điều 17, có một số nội dung trùng lặp với Điều 15. Hơn nữa, các yêu cầu này được nêu tại Điều 17 đều là các yêu cầu mang tính nguyên tắc bắt buộc phải tuân theo. Do đó, đại biểu Phan Thái Bình đề nghị tích hợp hai điều này thành một điều chung và lấy tên tiêu đề là "Nguyên tắc trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi".

Đồng thời, tại Điểm 4, Điều 15 có quy định nguyên tắc, việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phải tính toán chặt chẽ các yếu tố địa chất, địa chấn để đảm bảo an toàn cao nhất về công trình, về tính mạng con người. Theo đại biểu Phan Thái Bình, quy định như vậy là rất cần thiết nhưng chưa đầy đủ, bởi lẽ ngoài yếu tố an toàn tính mạng công trình, việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi cần phải tính toán một số yếu tố rất quan trọng khác nữa đó là an toàn về tài sản của nhân dân.

Tính đến hiệu quả kinh tế và vấn đề an sinh xã hội, để đảm bảo không lãng phí trong đầu tư xây dựng, nguồn lực của chúng ta còn rất khó khăn. Do vậy, đại biểu Phan Thái Bình đề nghị bổ sung và viết lại Điểm 4, Điều 15 như sau: "Việc đầu tư, xây dựng công trình thủy lợi phải được tính toán chặt chẽ các yếu tố địa chất, địa chấn, hiệu quả kinh tế và an sinh xã hội để đảm bảo an toàn cao nhất cho công trình, tính mạng, tài sản của con người và hiệu quả việc đầu tư".

Về xử lý vi phạm quy định tại Khoản 2, Điều 60, dự thảo luật tách hai nội dung xử lý vi phạm đối với cá nhân quy định tại Điểm a và tổ chức tại Điểm b, theo đại biểu Phan Thái Bình còn quá dài nhưng lại không đầy đủ, bỏ sót một số nội dung vi phạm và hình thức xử lý đối với tổ chức. Cụ thể, tại Điểm b, Khoản 2, Điều 60 quy định tổ chức vi phạm pháp luật về thủy lợi thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, nếu một tổ chức vi phạm luật này và pháp luật liên quan cũng có thể bị xử lý kỷ luật về hành chính công vụ, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bởi lẽ, tại Điều 76 dự thảo Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi có quy định đối với tổ chức là pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội liên quan đến lĩnh vực thủy lợi như tội gây ô nhiễm môi trường Điều 235, tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường Điều 237, tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông Điều 238 v.v... Do vậy, đại biểu Phan Thái Bình đề nghị tích hợp Điểm a và Điểm b thành một điểm và viết lại như sau: "Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật". Quy định như vậy sẽ gọn lại nhưng đầy đủ và toàn diện hơn.

Ảnh minh họa - Internet

Nên rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện hỗ trợ giá như giá điện cho các hộ nghèo

Đại biểu Đinh Văn Nhã - Phú Yên đưa ra ý kiến tranh luận liên quan đến phát biểu của một số đại biểu đã phát biểu đề cập đến chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi quy định tại Điều 37. Theo hướng tiếp thu, giải trình sẽ có chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho một nhóm đối tượng quy định tại Khoản 2, 3, Điều 37. Một số đại biểu cho rằng, thực hiện chính sách hỗ trợ như vậy chưa hợp lý mà nên áp dụng như cơ chế hiện nay là chính sách miễn, giảm cho các đối tượng này. Vậy chính sách nào là hợp lý, Quốc hội nên thảo luận để có sự thống nhất cao. Cho đến nay, nước ta đang thực hiện chính sách thủy lợi phí, trước  năm 2007 - 2008 một năm ngân sách nhà nước thu từ thủy lợi phí năm cao được 1.700 tỷ. Theo đề nghị của Chính phủ, Quốc hội khóa XII thông qua Nghị quyết thực hiện chính sách miễn giảm tỷ lệ phí bắt đầu từ năm 2008-2009 và từ đó thay vì ngân sách nhà nước thu vào hơn 1700 tỷ, đến nay ngân sách nhà nước cân đối bình quân để hỗ trợ các công trình thủy nông trong phạm vi cả nước năm cao nhất như năm 2016 khoảng gần 4000 tỷ, bình thường là 2.500 - 3.000 tỷ, tức là nhà nước phải bỏ tiền ra để thực hiện chính sách miễn giảm. Khi chính sách thủy lợi phí được thực hiện, quyền quyết định của nhà nước miễn giảm cho các đối tượng là phù hợp với quy định của pháp luật.

Tới đây, trong trường hợp Quốc hội thông qua cơ chế thay vì thủy lợi phí sang cơ chế giá dịch vụ do các công ty cung cấp nước cho các đối tượng sử dụng thì khi áp dụng cơ chế giá, sự can thiệp của nhà nước vào để miễn giảm là rất khó. Bởi nhà nước có thẩm quyền quy định khung giá, mức giá cụ thể, giá trở thành doanh thu của các công ty cung cấp nước. Việc quy định miễn, giảm ảnh hưởng đến doanh thu, ảnh hưởng đến lợi nhuận và không tạo được động lực để xã hội quan tâm vào cùng với nhà nước chăm lo làm tốt công tác cung cấp nước cho sản xuất, kinh doanh, cho nên việc chuyển sang cơ chế hỗ trợ là hoàn toàn hợp lý như quy định tại Điều 37. Có thể có những vấn đề phát sinh không công bằng hoặc rất dễ dẫn đến trục lợi, xâm tiêu ảnh hưởng đến lợi ích của người dân, việc xác định trách nhiệm cần được quy định rõ ràng.

Liên quan đến Khoản 3, Điều 59 về trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân các cấp, đặc biệt là Ủy ban nhân dân cấp xã, đại biểu Đinh Văn Nhã cho rằng Ủy ban nhân dân cấp xã là người quyết định danh sách các đối tượng được hưởng hỗ trợ chính sách hỗ trợ những khoản tiền dịch vụ công ích ở địa phương, tuy nhiên trong Khoản 3, Điều 59, trách nhiệm này đối với Ủy ban nhân dân xã là chưa giao. Vì vậy, đại biểu đã đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã là phê duyệt danh sách các đối tượng được nhận sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi, phát huy dân chủ cơ sở, đại biểu nghĩ đối tượng không bỏ sót và không có tiêu cực như trục lợi và xâm tiêu.

Chính sách phải phù hợp với vùng miền

Tại phiên họp, đại biểu Đinh Thị Phương Lan - Quảng Ngãi đã bày tỏ sự đồng tình với những quy định về chính sách quan trọng để nhằm giảm thiểu các tác động khi chuyển từ phí sang giá đối với nhóm đối tượng yếu thế. Theo đại biểu, một số nội dung trong dự thảo luật liên quan về chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy lợi tại Điều 5, dự thảo quy định nhiều nội dung quan trọng như ưu tiên đầu tư, ưu đãi thuế, hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi, đặc biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vì đầu tư các công trình này khác với các đầu tư khác như hỗ trợ về mặt du lịch, hỗ trợ về hạ tầng thì nhóm cộng đồng sẽ được hưởng lợi trực tiếp. Tuy nhiên, các công trình hồ, đập khai thác phục vụ cho thủy lợi bên cạnh những lợi ích đạt được, cư dân tại vùng đó chịu tác động ảnh hưởng nhất định. Do đó, Đại biểu đã đề nghị quan tâm đến nhóm chính sách quy định hỗ trợ cho nhóm này.

Điều 37 quy định hỗ trợ về tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi, đối tượng tập trung hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình trồng cây lương thực, làm muối, trồng rau màu, trồng thủy sản, chăn nuôi v.v... Đây cũng là bộ phận của chính sách an sinh xã hội và chính sách đầu tư cho nhóm đối tượng khai thác dịch vụ sản phẩm thủy lợi có điều kiện, còn lại trực tiếp cho cư dân vùng dự án mà hồ, đập phục vụ cho thủy lợi chưa rõ. Thực tế, cư dân vùng này với trên 5 ngàn hồ chứa và trên 8 ngàn đập có tác động rất sâu rộng. Qua thực tiễn, nhiều hồ, đập thủy lợi, trong đó có thủy điện hoạt động qua nhiều năm nhưng Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và nguồn lực quan tâm đầu tư cho cư dân vùng này. Việc luật hóa, chính thức hóa những chính sách, những nguồn lực đầu tư cho cư dân của vùng hồ, đập phục vụ cho thủy lợi, cũng cần quan tâm.

Về nguyên tắc và căn cứ định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi tại Điều 35, một trong những tiêu chí quan trọng trong chiến lược phát triển thủy lợi, đại biểu Đinh Thị Phương Lan đặc biệt đồng tình với việc phân định nguyên tắc định giá giá thành sản phẩm dịch vụ công ích và giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi khác. Đại biểu này cho rằng đây là một trong những nguyên tắc quan trọng để nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đối với nhóm yếu thế khi chuyển sang giá. Tuy nhiên, Điểm a, Điểm b chưa phân biệt rõ giữa giá dịch vụ công ích và giá sản phẩm dịch vụ khác, đại biểu đề nghị trong dự thảo cũng nên làm rõ thêm nội dung này. Ngoài ra cũng liên quan đến nội dung này, đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị cũng cần cân nhắc thêm vì quy định đã tạo cơ sở cho việc định giá khá toàn diện nhưng chưa tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân có cơ hội thuận lợi trong tiếp cận sản phẩm dịch vụ thủy lợi ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Điều kiện địa hình kinh tế - xã hội Tây Bắc khác với Bắc Bộ, khu vực Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ tiếp cận sản phẩm dịch vụ thủy lợi đối với hệ thống thủy lợi miền núi sẽ khác với hệ thống đại thủy nông ở đồng bằng cũng như hệ thống thủy lợi ở Tây Nguyên. Khảo sát cho thấy yêu cầu bức thiết nổi lên, đó là chính sách phải phù hợp với vùng miền, do đó đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị xem xét yếu tố vùng miền khi định giá để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thuận lợi trong tiếp cận khai thác sản phẩm dịch vụ thủy lợi.

Ngoài ra, về nguyên tắc định giá, đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị cũng nên tính đến kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, từng vùng và cấu thành hình thành giá nên tính đến các yếu tố chi phí đầu vào có lộ trình, trong đó có phí tổn do tác động lâu dài đến cư dân vùng, hồ, đập phục vụ thủy lợi nhằm tạo nguồn trích lập hỗ trợ an sinh cho vùng dự án, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong lâu dài. Đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị nên có lộ trình nhưng trong nguyên tắc cũng tính đến lâu dài nhằm giúp xác lập một nguồn hỗ trợ an sinh cho vùng này.

Về thủy lợi nhỏ và thủy lợi nội đồng, tại Điều 51, đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị cân nhắc nội dung quy định tại Khoản 2 điều này, vì đối với yêu cầu phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, dự thảo quy định rằng người sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng. Nghĩa là người sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi phải chi trả theo giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi chứ không phải người trực tiếp đầu tư, do đó đại biểu đã đề nghị rà soát và chỉnh sửa thêm nội dung này.

Về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư trong hoạt động thủy lợi tại Điều 55, đại biểu Đinh Thị Phương Lan bày tỏ sự nhất trí với quy định của dự thảo là xác lập quyền, trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong hoạt động thủy lợi. Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc giám sát, quản lý, đặc biệt duy tu, bảo dưỡng, khai thác, hiệu quả công trình đầu tư, dự thảo cũng đã quy định đầy đủ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, tại Điều 56, Điều 57 không đề cập đến quyền của cộng đồng dân cư, do đó đại biểu đề nghị rà soát và bổ sung thêm.

Ngoài ra, Chương IV về quản lý, khai thác vận hành công trình thủy lợi, hồ chứa, thủy điện phục vụ thủy lợi có đề mục tại đầu chương nhưng trong toàn bộ chương này chỉ có Điều 28 là chế định nội dung liên quan đến hồ chứa, thủy điện phục vụ thủy lợi. Vì vậy, đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị rà soát lại và bổ sung, bởi liên quan đến hồ chứa thủy điện mà phục vụ thủy lợi nội dung rất quan trọng. Theo đó, đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị rà soát các quy hoạch thủy điện, trong đó có hồ chứa thủy điện phải phục vụ thủy lợi thì các quy hoạch này phải phù hợp với nhau để giảm thiểu tác động tiêu cực và phát huy công năng của hệ thống thủy lợi và giảm thiểu ngập lụt vùng hạ du./.

L.A

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Nghị quyết 68: Thúc đẩy mạnh mẽ và phát huy vai trò của kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

K. Dung

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và 68 của Bộ Chính trị

(ThanhtraVietNam) - Sáng nay, 18/5/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

K. Dung

"Hãy cùng nhau thắp lên ngọn lửa Đổi mới - Khát vọng - Hành động"

(ThanhtraVietNam) - Đó là lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, sáng ngày 18/5/2025.

Tạp chí Thanh tra

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, với 429/434 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Việc thông qua Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân giúp doanh nghiệp có nhiều chính sách đột phá để đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước và sự phát triển của kinh tế-xã hội.

Hữu Anh (TH)

Kiểm toán nhà nước kiến nghị rà soát, điều chỉnh hàng loạt chính sách về ưu đãi người có công

(ThanhtraVietNam) – Liên quan đến công tác thực hiện chính sác ưu đãi người có công, thông qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập, vướng mắc.

M. Phương (tổng hợp)

Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 16/5, tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, Tầm vóc thời đại”, mở đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu.

K. Dung

Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Đây là chủ đề Phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh và hùng cường.

PV

Huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

K. Dung

Cần chú ý đến yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đại biểu và đảm bảo tính công bằng, minh bạch

(ThanhtraVietNam) - Đó là nhấn mạnh đáng chú ý của Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát (UBDNGS) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Lan Anh

Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng hoạt động thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được thảo luận tại Phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành phiên thảo luận.

Hữu Anh (TH)

Sửa đổi, bổ sung quy định về vận hành hồ chứa trong các tình huống bất thường, khẩn cấp về thiên tai

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 922/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

M. Phương

Chính phủ hỗ trợ Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn gần 700 tấn gạo

(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 913/QĐ-TTg xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025.

M. Phương

Xem thêm