Thứ ba, 31/03/2015 - 09:05 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) – Sau khi kiểm tra, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (KTVB) – Bộ Tư pháp đã phát hiện Công văn số 551/BXD-KTXD ngày 02/4/2013 của Bộ Xây dựng vi phạm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, mới đây Cục trưởng Cục KTVB Lê Hồng Sơn đã ký Công văn gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp để xem xét, chỉ đạo.
Cục KTVB cho rằng, Công văn số 551/BXD-KTXD của Bộ Xây dựng (Bộ XD) thuộc loại công văn hành chính, không được thực hiện theo quy trình và thể thức của một văn bản QPPL. Tuy nhiên, nội dung của Công văn này lại có chứa các quy phạm pháp luật (thể hiện ở các điểm 1, 2 của Công văn). Do đó, Công văn số 551/BXD-KTXD của Bộ XD đã vi phạm quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL, theo quy định của Chính phủ về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL cần phải hủy bỏ.
Bên cạnh đó, Công văn số 551/BXD-KTXD còn đưa ra một số hướng dẫn không phù hợp với pháp luật hiện hành, như : Tại điểm 1 Công văn số 551/BXD-KTXD của Bộ XD hướng dẫn: “Đối với dự toán xây dựng công trình tại các địa phương mà chi phí nhân công được lập trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ đã phù hợp với mức giá nhân công thực tế trên thị trường tại địa phương đó thì không điều chỉnh chi phí nhân công trong dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP”. Như vậy, quy định về mức lương tối thiểu vùng được Chính phủ quy định cho các thời kỳ sẽ không được tuân thủ.
Tại điểm 2 của Công văn số 551/BXD-KTXD của Bộ XD giao cho “các địa phương tính toán, xác định và quyết định việc công bố các hệ số điều chỉnh mức chi phí nhân công cho phù hợp với từng khu vực của địa phương mình quản lý”. Nội dung quy định này làm cho các địa phương lúng túng và thực hiện thiếu thống nhất trong phạm vi toàn quốc, làm cho nguyên tắc pháp chế XHCN không được tuân thủ và cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi đầu tư trên các địa bàn khác nhau.
Tuy nhiên, ngày 12/2/2015 Bộ Xây dựng đã có Công văn số 04/BXD-KTD để giải trình Công văn số 551/BXD-KTXD. Theo đó Bộ Xây dựng cho rằng nhiều chủ đầu tư áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP... sẽ làm cho đơn giá nhân công ở một số vùng cao hơn, gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng. Về điều này Cục KTVB nhận định, việc tuân thủ quy định của Chính phủ tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng không phải là lý do gây thất thoát, lãng phí. Khi Nghị định số 103/2012/NĐ-CP có hiệu lực, buộc các chủ thể phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này khi xác định lương tối thiểu trả cho người lao động, không thể tiếp tục áp dụng mức lương tối thiểu tại Nghị định số 70/2011/NĐ-CP thấp hơn mức lương mới đã được Nghị định số 103 quy định, thay thế.
Hơn nữa, cũng không thể lấy lý do “mức lương trong đơn giá nhân công xây dựng theo quy định của nghị định số 112/2009/NĐ-CP cao hơn nhiều so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định tại nghị định số 103/2012/NĐ-CP”. Để phủ nhận hiệu lực cũng như sàn mức lương tối thiểu vùng mà Chính phủ đã xác lập tại nghị định số 103/2012/NĐ-CP.
Ảnh minh họa
Công văn số 04/BXD-KTXD của Bộ XD cho rằng “Văn bản số 551 hoàn toàn không cản trở các doanh nghiệp xây dựng trong việc trả lượng cho người lao động theo quy định về mức lương tối thiểu vùng quy định tại các Nghị định của Chính phủ”. Nhưng Cục KTVB cho rằng, lập luận này mâu thuẫn với nội dung cụ thể tại chính Công văn số 551/BXD-KTXD của Bộ XD yêu cầu “không điều chỉnh chi phí nhân công trong dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP”.
Theo Công văn số 04/BXD-KTXD của Bộ XD thì “Doanh nghiệp xây dựng lập giá dự thầu theo quy định của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP, khi trúng thầu thì ký hợp đồng xây dựng, thực hiện công việc, nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng,... sau đó doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo quy định của Nghị định số 103”. Đáng tiếc nội dung này đã không được thể hiện tại Công văn số 551/BXD-KTXD của Bộ XD. Thiếu sót này chính là vấn đề đang gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động.
Một vấn đề rất đáng quan tâm là thời điểm ban hành Công văn số 551/BXD-KTXD là ngày 02/4/2013. Trong khi đó Nghị định số 103/2012/NĐ-CP đã được ban hành ngày 04/12/2012, (trước Công văn số 551/BXD-KTXD khá lâu) để thay thế Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011. Trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, khi Nghị định 103/2012/NĐ-CP đã có hiệu lực - thay thế Nghị định số 70/2011/NĐ-CP, các bên tham gia đấu thầu đều căn cứ vào Nghị định hiện hành của Chính phủ về lương tối thiểu vùng để xác định đơn giá nhân công. Cụ KTVB cho rằng, việc Công văn số 551/BXD-KTXD hướng dẫn tại điểm 1 chỉ áp dụng Nghị định số 70/2011/NĐ-CP mà không áp dụng Nghị định số 103/2012/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng đã đặt các doanh nghiệp, các địa phương tuân thủ, nghiêm túc thực hiện Nghị định số 103/2012/NĐ-CP vào tình trạng bất khả kháng, gặp khó khăn trong việc xem xét, điều chỉnh hay không điều chỉnh chi phí nhân công đã được xác lập, được đưa vào dự toán, lập hồ sơ đấu thầu khi Nghị định số 103/2012/NĐ-CP đang có hiệu lực thi hành.
Theo Công văn số 04/BXD-KTXD của Bộ XD thì trong tháng 02/2015, Bộ Xây dựng sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản để thay thế, khắc phục những khiếm khuyết đã thể hiện tại Công văn số 551/BXD-KTXD của Bộ XD. Tuy nhiên, đến nay (cuối tháng 3/2015), Thông tư nêu trên vẫn chưa được kịp thời ban hành./.
Minh Quang
anhdt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Ngày hội Tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp - Việc làm 2025 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền với chủ đề “Phá thạch khai hoa”, mang đến cơ hội khám phá ngành học, kết nối việc làm và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 12/4, Viện Dòng Lịch sử phối hợp với Mạng xã hội Vdiarybook, Trung tâm Dạy nghề Vaide (Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam) và Trường THCS Lê Quý Đôn tổ chức cuộc thi vẽ tranh cổ động dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở trên toàn quốc.
LA
(ThanhtraVietNam) - Đề án chuyển đổi số trong phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030 vừa được Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng ký ban hành sẽ là khởi đầu một hành trình đổi mới toàn diện, ứng dụng công nghệ số để đưa pháp luật đến gần hơn với mọi người dân, doanh nghiệp, hứa hẹn mở ra tương lai thông minh, tiện lợi và nhân văn.
LA
(ThanhtraVietNam) - Hôm nay, khi ngồi viết những dòng này, lòng tôi vẫn rạo rực bởi những cảm xúc chưa kịp lắng lại từ hành trình đưa mẹ đi cấp cứu tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh, bệnh viện Tim và St. Paul (Xanh Pôn). Một chuyến đi tưởng chừng căng thẳng, mệt mỏi, hóa ra lại là trải nghiệm ấm áp, tràn đầy niềm tin vào con người và ngành y tế nước nhà. Khoa Phẫu thuật Thần kinh, nơi những ca phẫu thuật phức tạp về não và tủy sống diễn ra, không chỉ chữa lành cơ thể mà còn chạm đến trái tim, mang lại hy vọng và niềm vui. Những gì tôi chứng kiến chính là minh chứng sống động cho câu nói của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi gặp gỡ những người làm nghề y: “Ngành y tế không chỉ chữa bệnh cho thân thể mà còn chữa lành cả tâm hồn con người”
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự. Theo Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm, vụ án không chỉ phơi bày mối nguy hại đến sức khỏe cộng đồng mà còn bộc lộ những lỗ hổng chết người trong quản trị doanh nghiệp. Làm thế nào để các nhà lãnh đạo tránh được vòng lao lý từ những sai lầm tưởng chừng nhỏ nhặt? Bài học từ vụ án này, qua lăng kính của LS Trương Anh Tú, là lời nhắc nhở đắt giá cho mọi doanh nhân.
LA
(ThanhtraVietNam) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Công văn 1581/BGDĐT-GDPT, khẳng định giữ nguyên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Động thái này nhằm đảm bảo sự ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục công lập trong bối cảnh sắp xếp lại đơn vị hành chính theo Kết luận 137-KL/TW năm 2025.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Hồ Hòa Bình – “dòng sông ánh sáng” hùng vĩ của Tây Bắc, nơi hội tụ sức mạnh thiên nhiên, tinh thần lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc, đang đối mặt với nguy cơ bị bóp nghẹt bởi những công trình trái phép. Ai đang tiếp tay cho thảm họa này? Làm sao để cứu lấy di sản quốc gia trước khi quá muộn?
LA
(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.
K. Dung (TH)
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.
Dương Nguyễn