Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị Di sản văn hóa Huế - Vai trò và thách thức

Thứ hai, 19/07/2021 07:23
(ThanhtraVietNam) - Cố đô Huế là nơi duy nhất còn bảo lưu được khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật Cung đình, với sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố con người, kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên. Do đó, trong công tác bảo tồn di sản phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hóa vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị tinh thần.

Chính vì vậy, việc giữ gìn bảo tồn di sản, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của kinh tế - văn hóa - xã hội địa phương là thách thức lớn đối với chính quyền địa phương, đặc biệt là đơn vị được giao trọng trách quản lý khu di sản.

TS. Phan Thanh Hải khi còn đảm nhiệm vai trò Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia đánh giá, phần lớn quần thể di tích Cố đô Huê sau chiến tranh còn khoảng 300 công trình lớn nhỏ bao gồm: Thành quách, cung điện, đền miếu, lầu gác, lăng mộ, cầu cống, đình tạ...hầu hết đều bị hư hỏng ở những mức độ khác nhau, thiên tai tàn khốc...đã tiếp tục tấn công vào các di tích. Các di sản phi vật thể cũng bị hủy hoại, thất tán. Hệ thống lễ hội cung đình đã không còn tồn tại sau khi triều Nguyễn chấn dứt; các hình thức diễn xướng cung đình như Nhã nhạc, tuồng cung đình, múa cung đính...tản mát và biến tướng trong dân gian; hệ thống ngành nghề thủ công truyền thống phong phú vốn phục vụ chính cho chốn cung đình bị thất truyền, mai một...

Thêm nữa, đặc điểm về vị trí của các di tích nằm đan xen với cụm dân cư trên địa bàn rộng, Quần thể Di tích Cố đô Huế thường xuyên chịu nhiều áp lực từ những vấn đề này sinh trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Phát triển di dịch tại Quần thể di tích Cố đô Huế nếu không được quản lý tốt cũng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến các di tích, văn hóa truyền thống, cảnh quan môi trường.

leftcenterrightdel
 Không gian di sản Thừa Thiên Huế. Ảnh: vov.vn

Để thực hiện công cuộc bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản song hành với phát triển mạnh mẽ ngành du lịch trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương, chuyên gia về di sản đề xuất 3 nguyên tắc cần lưu ý.

Thứ nhất là phải bảo vệ tính toàn vẹn của các di tích trong một khối thống nhất, có nghĩa là bao gồm toàn bộ cảnh quan văn hòa phong thủy với nhứng khung cảnh rộng lớn và các yếu tố tự nhiên của chúng, cùng như phải bảo vệ những công trình di tích lịch sử riêng lẻ nằm trong khu vực cảnh quan.

Thứ hai là việc đào tạo, quản lý con người, trong đó phải có kế hoạch cùng những nguyên tắc đào tạo đội ngũ cán bộ, quản lý, bảo tồn các di sản, di tích, quản lý khách tham quan và đội ngũ cán bộ thực thi các hoạt động phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội có trách nhiệm với di sản.

Thứ ba là cần khuyến khích sự quan tâm và tham gia của cộng đồng địa phương trong nỗ lực bảo tồn di sản, cùng có trách nhiệm đối với Di sản, để mọi người đều nhận thức nhiệm vụ chung của chính quyền và cộng đồng là phải đảm bảo Di sản nhận được sự bảo vệ tốt nhất cho các thế hệ hiện nay và mai sau.

Thực tế, trong thời gian qua, với việc chú trọng các nguyên tắc trên, công tác bảo tồn tu bổ di tích Huế đã và đang được nâng cao chất lượng chuyên môn và có tình hội nhập cao với cộng đồng quốc tế, đem lại hiệu quả thiết thực.

“Chúng ta đều thấy rõ các loại hình Di sản Văn hóa Thế giới sau khi được UNESCO công nhận, đã trở thành nguồn lực có giá trị vô cùng to lớn để khai thác và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhiệm vụ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế không chỉ cần tập trung vào công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo mà còn phải khai thác tốt, phù hợp và có hiệu quả các di sản của Cố đô Huế thông qua sự phối hợp chung tay tham gia của các cấp chính quyền, đơn vị quản lý và toàn thể cộng đồng, góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế theo hướng “di sản văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, xây dựng thương hiệu du lịch mới của tỉnh: “Một điểm đến – Năm di sản”. Trong chặng đường trước mắt và tương lai lâu dài, di sản văn hóa Huế chắc chắn vẫn sẽ là nền tảng, là hạt nhân cho sự phát triển toàn diện, bền vững của Cố đô Huế”, TS. Phan Thanh Hải nhận định./.

Tràng An

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra