Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long cho biết, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm đối với đồng bào dân tộc bằng những chủ trương, chính sách đặc thù. Cùng với đó, sự quan tâm của các cấp Ủy, chính quyền, Đoàn thể ở địa phương và cơ sở, tổ chức triển khai học tập quán triệt đến đồng bào dân tộc, từ đó tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách đúng đắn này.
Thông qua thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc tại địa phương, đã làm thay đổi nhanh diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc. Đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, lòng tin của đồng bào dân tộc với Đảng nhà nước được cũng cố vững chắc, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy tốt.
Đồng thời, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành đúng thời điểm, nhu cầu được đồng bào dân tộc đón nhận rất tích cực và phát huy có hiệu quả. Mặt khác,giới trẻ trong đồng bào dân tộc năng động tích cực tiếp thu khoa học kỹ thuật tham gia lao động công nghiệp, dịch vụ.
Nhìn chung đồng bào dân tộc tỉnh Vĩnh Long đã chăm lo phát triển kinh tế gia đình, yên tâm lao động sản xuất ổn định cuộc sống; luôn đoàn kết, sống hòa thuận với nhau trong cộng đồng các dân tộc ở khu dân cư, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia tích cực các phong trào, các cuộc vận động do địa phương phát động.
Lễ hội của đồng bào Khmer. Ảnh: Thanh Liêm
Bên cạnh một số kết quả tích cực đã đạt được, thì Ban Dân tộc cũng chỉ ra một số hạn chế, khó khăn như việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi vẫn còn hạn chế, từ đó làm ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế gia đình.
Có một bộ phận người lao động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đang làm việc ở các công ty, xí nghiệp các thành phố lớn gặp nhiều khó khăn về việc làm, thu nhập thấp do tác động chung của tình hình dịch bệnh Covid-19.
Ngoài ra, qua thực hiện chính sách đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thì Ban Dân tộc thấy rằng có một bộ phận hộ có tâm lý trông chờ vào các chính sách của Đảng và Nhà nước dẫn tới sử dụng không đúng mục đích nguồn vốn đầu tư; một số hộ ít quan tâm đến chính sách hỗ trợ, ít tham gia các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương. Chưa mạnh dạng phát triển sản xuất, tiến độ giải ngân các chương trình hỗ trợ vay vốn đạt thấp. Lao động dân tộc thiểu số ít tham gia các lớp đào tạo nghề căn bản nên tỷ lệ lao động qua đào tạo không cao.
Không những vậy, vẫn còn tình trạng một bộ phận hộ nghèo, khi nguồn vốn đến chưa sẵn sàng, chưa có phương án sử dụng nguồn vốn cụ thể nên hiệu quả nguồn vốn chưa được phát huy hiệu quả. Cùng với đó là công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc sử dụng vốn tại địa phương chưa thường xuyên, liên tục dẫn đến nguồn vốn phát huy chưa hết hiệu quả./.
Trường An