Vĩnh Long:

Vừa hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo an ninh trật tự vùng dân tộc thiểu số

Thứ ba, 07/09/2021 12:51
(ThanhtraVietnam) – UBND tỉnh Vĩnh Long báo cáo về tình hình triển khai Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2019-2025”, trong đó, 2 lĩnh vực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự được thực hiện tốt qua những kết quả ban đầu.

Hạ tầng viễn thông, internet vùng đồng bào dân tộc được nâng cấp

Cụ thể, tỉnh Vĩnh Long đã tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng hiệu quả CNTT trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh trật tự, góp phần tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh đó, tăng cường nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng viễn thông, internet vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng, phát triển các ứng dụng hỗ trợ cảnh báo thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn vùng đồng bào DTTS. Tận dụng tối đa các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị sẵn có thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp cận và ứng dụng CNTT.

Đồng thời, phối hợp các sở, ngành liên quan xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về các dân tộc thiểu số, tập trung vào các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán các DTTS; các sản phẩm truyền thống của đồng bào DTTS; thông tin địa lý vùng DTTS có tích hợp dữ liệu thông tin đa phương tiện.

leftcenterrightdel
 Tuyên truyền việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống là một trong những nội dung của Đề án đề ra

Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ tích cực cho tuyên truyền chính sách dân tộc

Đối với công tác nâng cấp nền tảng CNTT phục vụ việc quản lý Nhà nước về công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương: Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã nâng cao chất lượng, hiệu quả và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, thông tin phổ biến kiến thức xã hội thông qua điện thoại di động/thiết bị thông minh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác, kết hợp với các chương trình tập huấn, các chương trình đào tạo phổ cập, bồi dưỡng về kiến thức CNTT cho đồng bào DTTS.

Thông qua việc ứng dụng CNTT để tuyên truyền các lĩnh vực khác như: cung cấp thông tin, hỗ trợ, tư vấn cho đồng bào về bình đẳng giới, quyền phụ nữ, quyền trẻ em, văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông, môi trường, sức khỏe.

Về công tác đào tạo, thời gian qua UBND tỉnh đã tổ chức các lớp đào tạo, phổ cập các kiến thức về công nghệ thông tin nhằm nâng cao nhận thức cho các đối tượng là cán bộ, lãnh đạo vùng DTTS. Đồng thời, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phổ cập thường xuyên cho cán bộ, công chức vùng đồng bào nhất là cán bộ cấp xã về kiến thức và kỹ năng ứng dụng, an toàn an ninh thông tin và tập huấn cho các cán bộ, công chức về kỹ năng sử dụng, khai thác hệ thống thông tin hỗ trợ đồng bào. Chú trọng đào tạo chuyên về kỹ năng ứng dụng, sử dụng và khai thác hiệu quả hệ thống dữ liệu các chính sách dân tộc cho cán bộ vùng DTTS.

Tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ đồng bào DTTS tìm kiếm các thông tin triển khai việc đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, chất lượng ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất của đồng bào DTTS; hỗ trợ người có uy tín trong vùng DTTS ứng dụng CNTT để tuyên truyền cho đồng bào DTTS.

Trong triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2019-2025”, UBND tỉnh luôn chú trọng trong công tác lồng ghép các chủ trương, chính sách đang trong quá trình triển khai và tăng cường công tác tuyên truyền theo Đề án...

Bên cạnh kết quả đạt được như trên, UBND tỉnh cũng nêu một số khó khăn, vướng mắc, cụ thể như: Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào DTTS trong tiếp cận thông tin về lĩnh vực kinh tế - xã hội, các chính sách dân tộc và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, các lễ hội, phong tục tập quán của DTTS chưa được bảo tồn dưới dạng cơ sở dữ liệu số hóa theo mục tiêu của Đề án mong muốn. Các dữ liệu về DTTS, chính sách dân tộc còn thiếu, khó tiếp cận, chưa có hệ thống và định dạng chưa thống nhất, tra cứu về số liệu dân tộc.

Kinh phí tự cân đối của địa phương không đảm bảo để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án đưa ra. Chủ yếu tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan ở địa phương để triển khai thực hiện nhiệm vụ. 

Từ kết quả đạt được và những khó khăn nêu trên, UBND tỉnh kiến nghị cần hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc và các ứng dụng hỗ trợ đồng bào DTTS. Xây dựng các App ứng dụng dữ liệu trên các thiết bị thông minh về DTTS Việt Nam; về lễ hội, văn hóa - nghệ thuât, phong tục tập quán, sản phẩm, vật phẩm tiêu biểu, ngành nghề thủ công để quảng bá và giới thiệu đến cộng đồng. Đồng thời, hoàn thiện thư viện điện tử về công tác dân tộc trong thời gian sớm nhất.

Đình Thuyết

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra