Tất cả chuyên mục

Đằng sau việc gửi ngàn tỷ

Thứ sáu, 11/01/2013 - 00:03 (GMT+7)

 Vụ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXHVN) dùng hơn 1.000 tỷ đồng tiền đóng góp chờ hưu của người lao động gửi vào Công ty cho thuê tài chính II (ALC II, thuộc Agribank) còn chưa xử lý xong hậu quả thì tuần qua lại rộ lên vụ Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) năm 2012 mang gần 20.000 tỷ đồng gửi ngân hàng, để nhận được khoảng 1.500 tỷ đồng tiền lãi. Những vụ mang ngàn tỷ tiền nhà nước gửi ngân hàng này nói lên điều gì?


Theo thông tin trên một tờ báo, một trong những ngân hàng được SCIC chọn mặt gửi vàng là Vietinbank. Bởi những năm gần đây, SCIC đều gửi tiền tại ngân hàng này: Năm 2011, đã gửi 4.227 tỷ đồng theo hình thức ủy thác đầu tư không kỳ hạn và kỳ hạn 14 tuần, lãi suất 3-14%/năm; Năm 2010, cũng gửi theo hình thức trên 7.199 tỷ đồng, không kỳ hạn và kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 2,4-11,2%/năm...

 

Theo cựu giám đốc một ngân hàng cổ phần, thì một ngân hàng chỉ cần có được một khoản tiền gửi như trên, đã mang lại lợi nhuận hàng trăm tỷ. Bởi tiếng là gửi không kỳ hạn (lãi suất chỉ trên 2%/năm), nhưng vì đây là những tổ chức giàu có, nên rất ít khi họ rút tiền ra, hoặc nếu có rút thì cũng báo trước cả tháng cho ngân hàng. Với những khoản tiền gửi này, ngân hàng hưởng chênh lệch lãi suất cực lớn, có thời điểm tới 20%.

 

Tôi có người bạn làm thủ trưởng một đơn vị sự nghiệp có thu. Do tính chất không phải là cơ quan kinh doanh thuần tuý, mà nguồn thu lại khá dồi dào, vì vậy tài khoản của đơn vị lúc nào cũng rủng rỉnh vài chục tỷ đồng. Nên ngay khi anh nhậm chức, không ít người quen ở ngân hàng “săn đuổi” đề nghị anh chuyển tài khoản về ngân hàng họ, không quên kèm lời rỉ tai "sẽ chi hoa hồng thỏa đáng". Tất nhiên khoản hoa hồng này là vào túi cá nhân.

 

Dăm năm lại đây, gần như không khi nào hệ thống ngân hàng thương mại tự tin về thanh khoản, mà phần lớn lâm cảnh đói vốn. Bởi thế, nhiều ngân hàng đành phải phá rào, đẩy lãi suất huy động lên cao; khuyến mãi người gửi tiền...

 

Chưa khi nào người gửi tiền lại được nhà băng chăm sóc kỹ như hiện nay. Trong bối cảnh ấy, ngân hàng nào huy động được nguồn tiền giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn), thì coi như thắng lớn.

 

Bởi chỉ so sánh chênh lệch lãi suất với tiền gửi có kỳ hạn, đã chênh nhau từ 7-10%, cộng thêm chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay thì ngân hàng hốt bạc, kể cả sau khi đã trừ chi phí hoa hồng.

 

Việc SCIC hay BHXHVN đem tiền nhà nước cho vay ngàn tỷ, có thể được lý giải rằng để “bảo toàn vốn”. Nhưng bản chất, đằng sau những thương vụ cho vay ngàn tỷ này, còn là vấn đề lợi ích nhóm mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu được.

 

Bởi thực tế, việc cho ngân hàng vay không phải lúc nào cũng tuyệt đối an toàn. Như khoản cho vay hơn 1.000 tỷ của BHXHVN, đến nay mới chỉ thu hồi lại được vài trăm tỷ đồng, dù khoản vay được ngân hàng Agribank bảo lãnh.

 

Theo Nhật Anh (TP)

Host

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Phát hiện 222 vụ, 437 đối tượng phạm tội về tham nhũng, chức vụ

(ThanhtraVietNam) - Các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm được thực hiện liên tục, góp phần kéo giảm hầu hết các loại tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội với nhiều chuyển biến tích cực.

Người đứng đầu phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.

K. Dung

Khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách về quỹ tài chính ngoài ngân sách

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.

K. Dung (TH)

Cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ bao gồm 22 đơn vị

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.

Dương Nguyễn

Đột phá trong thể chế: Nghị quyết 66-NQ/TW mở đường cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

PV

Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong bối cảnh mới

(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.

Dương Nguyễn

Đẩy mạnh tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.

Nguyễn Hoàng

Tuyệt đối không để lãng phí ngân sách nhà nước, phát sinh khiếu kiện

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Đình Thuyết

Nghị định mới quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đình Thuyết

Phạt tới 100 triệu hành vi vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.

Đình Thuyết

Bổ sung thành viên Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Đình Thuyết

Chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản số 562/TTg-QHĐP ngày 20/5/2025 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình.

PV

Xem thêm