Thứ ba, 23/09/2014 - 09:09 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) – Chiều qua (22/9), tiếp tục Phiên họp 31 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Dự thảo Luật có 16 chương, 158 điều (tăng 4 chương, 63 điều so với Luật năm 2008; ít hơn 2 chương, tăng 7 điều so với tổng số chương, điều của cả hai Luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành).
Theo đánh giá của Chính phủ, hiện nay Hệ thống pháp luật của nước ta còn quá phức tạp, cồng kềnh với số lượng quá lớn; Thiếu tính ổn định do chất lượng nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế; Hiệu lực thi hành của hệ thống pháp luật chưa cao, còn tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; Chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, ban hành thông tư; Việc tổ chức thi hành pháp luật chưa được chú trọng đúng mức, văn bản pháp luật bị vi phạm nhiều nhưng xử lý chưa kịp thời.
Một trong những nội dung được các thành viên UBTVQH thảo luận là về hình thức văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó việc Dự thảo Luật lần này không quy định hình thức nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của UBTVQH là văn bản quy phạm pháp luật không nhận được sự đồng tình của UBTVQH.
Theo giải trình của Chính phủ, Khoản 1 Điều 70 của Hiến pháp quy định Quốc hội làm luật và sửa đổi luật, không quy định Quốc hội ban hành nghị quyết. Tương tự, khoản 2 Điều 74 của Hiến pháp quy định UBTVQH ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao, không quy định về việc UBTVQH ban hành nghị quyết. Đồng thời, khoản 1 Điều 88 của Hiến pháp quy định Chủ tịch nước công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh mà không quy định việc công bố nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH.
Thực tế hoạt động của Quốc hội, UBTVQH cho thấy hình thức nghị quyết được Quốc hội, UBTVQH ban hành chủ yếu để thực hiện chức năng giám sát tối cao, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Các nghị quyết này vẫn có hiệu lực bắt buộc thực hiện. Nếu văn bản của các cơ quan khác của Nhà nước trái với nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH thì vẫn bị hủy bỏ. Mặt khác, hiện nay có một số nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH có chứa quy phạm tới đây nên được ban hành bằng luật.
Nhiều đại biểu đề nghị giữ lại quy định Nghị quyết của QH là VBQPPL
Đồng tình với quan điểm trên Bà Trương Thị Mai Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội đề nghị cần cân nhắc Dự thảo Luật này là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hay là Luật ban hành văn bản pháp luật. Theo bà Mai nếu không quy định Nghị quyết của Quốc hội và của Ủy ban thường vụ Quốc hội là văn bản quy phạm pháp luật sẽ phát sinh một số vấn đề. Cụ thể như Nghị quyết về ngân sách hay Nghị quyết về kinh tế-xã hội sẽ nảy sinh tranh luận là có quy phạm pháp luật hay không có quy phạm pháp luật, có bắt buộc hay không.
Dự thảo Luật bỏ quy định bắt buộc thành lập Ban soạn thảo. Theo quan điểm của cơ quan thẩm tra nên giữ lại quy định bắt buộc thành lập Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, nhất là đối với các dự án luật, pháp lệnh bởi vì thực tiễn vừa qua cho thấy, hoạt động của các Ban soạn thảo không có hiệu quả là do ý thức, trách nhiệm của các thành viên Ban soạn thảo chưa cao – đây là hạn chế của khâu tổ chức thi hành. Việc thành lập Ban soạn thảo với đại diện của nhiều cơ quan khác nhau sẽ làm cho quá trình xây dựng pháp luật dân chủ hơn, khách quan hơn, chất lượng hơn, tránh được tình trạng cục bộ trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, phải quy định rõ trách nhiệm của ban soạn thảo, các thành viên ban soạn thảo trong quá trình soạn thảo văn bản, khắc phục tình trạng tham gia ban soạn thảo một cách hình thức như hiện nay.
Có ý kiến đề nghị nghiên cứu thành lập một cơ quan chuyên soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan này sẽ thể hiện các chính sách đã được Chính phủ thông qua thành văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm sự thống nhất trong kỹ thuật văn bản, tăng cường chất lượng văn bản, bảo đảm được tiến độ soạn thảo cũng như hạn chế được các quy định mang tính lợi ích nhóm trong các văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội phối hợp ngay từ đầu với ban soạn thảo trong quá trình hình thành chính sách của luật./.
Quang Vững
huyentt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm được thực hiện liên tục, góp phần kéo giảm hầu hết các loại tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội với nhiều chuyển biến tích cực.
(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.
K. Dung (TH)
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.
Nguyễn Hoàng
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản số 562/TTg-QHĐP ngày 20/5/2025 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình.
PV