Tất cả chuyên mục

Xã Xuân Giang, Sóc Sơn, Hà Nội: hỗn loạn tình trạng xây nhà trên đất ruộng

Thứ sáu, 07/03/2014 - 10:45 (GMT+7)

(ThanhtraVietnam) - Dọc hai bên đường vào các thôn Lai Cách, Đại Tảo, Xuân Tảo, Yên Sào…của xã Xuân Giang, Sóc Sơn, Hà Nội đang sừng sững những ngôi nhà xây cao tầng bề thế và kiểu cách. Có điều ít ai biết rằng, chúng đều là những ngôi nhà xây trái phép trên đất ruộng. Thực trạng này đã diễn ra từ lâu và bùng phát mạnh vào những tháng cuối năm 2013 và đầu năm 2014. Theo thống kê của xã Xuân Giang, hiện có 30 trường hợp vi phạm cần xử lý. Nhưng theo nhiều người dân thì đây chưa phải con số thực. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng hỗn loạn trong quản lý đất đai và trật tự xây dựng tại xã Xuân Giang?

Đây là một trong những căn nhà xây trên đất nông nghiệp tại xã Xuân GiangTình trạng xây nhà nhộn nhịp trên đất ruộngChiều ngày 25-2-2014, chúng tôi tìm về xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội để tìm hiểu về thực trạng “biến” đất ruộng thành nhà ở đang diễn ra công khai, nhộn nhịp tại địa phương này. Khoảng 3 km dọc hai bên những con đường dẫn tới trung tâm xã Xuân Giang, trên cánh đồng đã san sát mọc lên những công trình xây dựng nhà ở kiên cố nhiều tầng hoặc nhà cấp 4 có tường bao quanh. Nhiều nhà đã hoàn thiện có người ở, một số khác chưa xây xong, hoặc mới xong phần nền móng. Phía trước cửa công trình ngổn ngang từng đống gạch cát, cốt pha. Cánh thợ nề lấm lem vôi vữa vẫn mải mê công việc dù trời đã về chiều. Cả xã Xuân Giang như một công trường nhộn nhịp. Bà H... một “cò” đất cho biết: “Dân các nơi đổ vào xã này mua ruộng xây nhà, đẩy giá đất ruộng ở đây tăng chóng mặt. Bình quân khoảng 4 triệu đến 4,5 triệu đồng/m2, nếu có lô hướng Nam giáp mặt đường, chiều rộng 5m, sâu 30m, thì giá cỡ từ 5 đến 6 triệu đồng/m2. Tranh thủ lúc này xây đang “dễ”, nên có người đã đi vay lãi ngày để lấy tiền xây nhà. Nhà nào nghèo mà có ruộng ven đường thì bây giờ kiếm to”. Vì sao dân ngang nhiên làm liềuNhững tháng cuối năm 2013 và đầu năm 2014 là thời điểm “nóng” nhất của nạn xây nhà trên ruộng ở xã Xuân Giang. Theo bản thống kê các vụ vi phạm đất đai và trật tự xây dựng (tính đến ngày 13-1-2014) do ông Nguyễn Minh Phúc – Chủ tịch UBND xã Xuân Giang ký, thì hiện tại toàn xã đã xảy ra 30 vụ. Trong đó có 8 vụ xây nhà trên đất do xã cấp (đây lại là một sai phạm khác, vì xã không có thẩm quyền cấp đất); 2 vụ xây nhà trên đất công; 19 vụ xây nhà trên đất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo nguồn tin riêng thì danh sách này không đầy đủ. Nguồn tin còn cho biết con số thực của các vụ vi phạm quy định về xây dựng và quản lý đất đai ở xã Xuân Giang phải là hàng trăm vụ, vì nó đã diễn ra từ năm 2011, kéo dài qua nhiều năm và bùng phát như hiện nay. Thực trạng ruộng “biến” thành nhà là có lý do của nó. Một phần là do nhu cầu về chỗ ở của người dân, nhưng nguyên nhân trực tiếp là những mảnh ruộng mầu mỡ, lại nằm ngay bên đường liên thôn, liên xã. Có một căn nhà ở đó, chỉ mở quầy tạp hóa buôn bán lặt vặt cũng đủ sống. Có nhà khi vừa đặt móng xây đã có người về hỏi mua lại với giá trị có khi bằng cả cuộc đời làm ruộng của họ, làm gì không ham!Cái lợi thì ai cũng nhìn thấy, nhưng người dân quê dù nhận thức hạn chế đến mấy cũng đều biết xây nhà trên đất ruộng là vi phạm pháp luật. Hơn nữa, khi bỏ ra vài trăm triệu để xây lên một ngôi nhà, họ cũng phải đắn đo suy nghĩ, phải vay giật nhiều nơi mới có.Ông H... một người dân thôn Lai Cách cho biết: “Các sếp trong xã xây được thì dân chúng tôi xây thôi. Nếu có phá dỡ, phá nhà các sếp trước!”. Vậy là, mấu chốt của vấn đề ở chỗ, dân nhìn vào lãnh đạo địa phương với suy nghĩ: “sếp” là người “có tóc” mà còn dám liều, thì “dân đen” chúng em còn gì phải sợ. Chính vì một số lãnh đạo địa phương và người nhà của họ đã đi đầu trong việc “biến” ruộng lúa thành nhà ở, nên dân được đà làm theo, dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát như hiện nay. Vậy là, ở một xã ven đô, từ cán bộ đến dân thường, đã ngang nhiên biến những “bờ xôi, ruộng mật” mầu mỡ thành nhà ở cho mình, cho thân nhân gia đình mình, bất chấp mọi quy định của pháp luật về đất đai và trật tự xây dựng. Chính quyền xã nói gì?Trao đổi với PV, ông Nguyễn Trọng Đạt – Phó chánh Văn phòng UBND xã Xuân Giang thừa nhận tình trạng vi phạm quy định về quản lý đất đai và trật tự xây dựng tại địa phương. Sự việc đã diễn ra từ nhiều năm trước và rộ lên trong thời gian gần đây. Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của vấn đề, xã đã xác định cần phải tập trung xử lý. Trước hết là ngăn chặn không để phát sinh các vụ vi phạm mới, từng bước tính toán xử lý các vụ việc còn tồn đọng chưa giải quyết. Với phương châm tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chấm dứt việc xây dựng trái phép nhà ở trên đất ruộng, kết hợp với cưỡng chế, phá dỡ, giải tỏa.Ông Đạt cũng cho rằng, vì dân thường xây vào ban đêm nên khó phát hiện, ngăn chặn. Dường như nhận thấy sự phi lý trong giải thích của mình, ông Đạt đã thừa nhận, bộ phận địa chính xã thiếu trách nhiệm, không sâu sát địa bàn nên không nắm được tình hình người dân vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng. Những ngôi nhà xây trái phép mọc san sát trên mặt ruộng cách trụ sở UBND xã không xa, nằm dọc bên các con đường liên thôn, liên xã…thì không thể nói là chính quyền không biết. Chỉ có thể lý giải rằng, vì sự thờ ơ bỏ mặc, buông lỏng quản lý, thậm chí là “bật đèn xanh” của những người có trách nhiệm tại địa phương, nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn, nhức nhối trong quản lý đất đai và trật tự xây dựng như hiện nay. Hàng trăm ha đất nông nghiệp, những “bờ xôi ruộng mật” làm ra hạt lúa đã vĩnh viễn biến mất, sản lượng lương thực sụt giảm là điều nhìn thấy. Nếu thực trạng này diễn ra ở mọi địa phương, sẽ đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực và chính sách đất đai của nhà nước. Chưa kể đến tình trạng người nông dân vốn quen với việc làm đồng, làm ruộng, thì nay rất nhiều người không biết làm gì để sống khi mà đất ruộng không còn.Được biết, UBND xã Xuân Giang đã có kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 10-2-2014 về cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn xã. Đợt 1 dự kiến phá dỡ 06 công trình. Ngày 12-2-2014 UBND huyện Sóc Sơn đã có công văn số 139 chuẩn y kế hoạch, giao UBND xã Xuân Giang chủ trì việc cưỡng chế dứt điểm các công trình vi phạm, buộc khôi phục tình trạng ban đầu của thửa đất. Ngày 21-2-2014 xã đã triển khai phá dỡ mái, đập tường bao của 6 công trình. Vấn đề nan giải đặt ra lúc này là phải làm thế nào với những công trình trái phép đã xây kiên cố? Nếu phạt cho tồn tại thì “phép nước” liệu có còn nghiêm, mà đập bỏ thì ảnh hưởng đến cuộc sống của bao người. Hệ lụy từ việc buông lỏng quản lý đã đẩy cơ quan chức năng vào tình thế khó giải quyết. Trách nhiệm này sẽ thuộc về ai? Pháp luật hiện hành xử lý nghiêm hành vi vi phạm đất đai và trật tự xây dựng. Tại Điều 8 - Nghị định số 105/2009/NĐ-CP quy định việc chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (như làm nhà ở...), thì bị xử phạt VPHC từ 2 triệu đồng đến 500 triệu đồng, tùy theo mức độ hậu quả. Ngoài ra, người vi phạm còn buộc phải khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm. Điều 4- Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định phải ngừng thi công xây dựng công trình; hoặc đình chỉ thi công; cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm; buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

Nhóm PV

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Bộ Dân tộc và Tôn giáo bàn giao Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ

(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.

K. Dung

Thanh Tra Chính phủ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.

Lan Anh

Tạo điều kiện tối đa để phát triển kinh tế tư nhân toàn diện, hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Hoàng Minh

Phòng ngừa tham nhũng thông qua cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.

Lan Anh

Thanh tra, phòng chống tham nhũng: Đột phá tháo gỡ dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số năm 2025

(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Lan Anh

Nghị quyết 68 Bộ Chính trị: Xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…

Hoàng Minh

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

Hôm nay (5/5), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.

Thanh tra Chính phủ: Tăng cường kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập, xử lý khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đáp ứng kiến nghị của cử tri, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, củng cố niềm tin của nhân dân.

Lan Anh

600 tấn sữa giả - Lời cảnh tỉnh từ Luật sư về lằn ranh kinh doanh và tội phạm

(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự.

Lan Anh

Tăng tốc cải cách thủ tục hành chính

(ThanhtraVietNam) - Công điện của Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu giảm 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, thời gian và chi phí tuân thủ, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.

P.V

Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 05/05/2025, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

K. Dung

Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký văn bản số 48/CV-BCĐTKNQ18 về việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.

K. Dung

Xem thêm