Tất cả chuyên mục

Giao, cho thuê đất tiềm ẩn nhiều nguy cơ tham nhũng

Thứ bảy, 22/10/2011 - 07:01 (GMT+7)

(ThanhtraVietnam) - Đất đai, nhà ở luôn là lĩnh vực nóng bỏng, có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống của người dân. Đây cũng chính là lĩnh vực đã xảy ra nhiều vụ việc tham nhũng và gây ra nhiều khiếu nại, tố cáo từ trước tới nay.

Hôm qua, 21/10, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu, khảo sát “Nguy cơ tham nhũng trong việc giao đất cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản” nhằm tìm ra những nguyên nhân từ đó đề xuất, kiến nghị giải pháp góp phần giảm thiểu nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực đất đai nói chung và giao/cho thuê đất đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nói riêng.

Tham dự Hội thảo có Tiến sỹ Nguyễn Quốc Hiệp - Viện trưởng Viện khoa học thanh tra; Thạc sỹ Đinh Văn Minh -  Phó Viện trưởng Viện Khoa học thanh tra; đại diện Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng; đại diện các cục, vụ, đơn vị của Thanh tra Chính phủ; Hiệp hội Bất động sản;…

Hội thảo đã nghe Nhóm nghiên cứu, khảo sát báo cáo kết quả khảo sát về nguy cơ tham nhũng trong việc giao đất cho các doanh nghiệp. Từ báo cáo cho thấy, trong vấn đề quản lý đất đai: khi doanh nghiệp, người dân có “nhu cầu” thì cán bộ có thẩm quyền “cung cấp” và ngược lại khi cán bộ sử dụng thẩm quyền để “cung cấp” thì người dân sẵn sàng mua “nhu cầu”, cộng thêm việc hệ thống pháp luật của chúng ta đang còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập nên mối quan hệ hai chiều giữa hai chủ thể này càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tham nhũng.

Người dân sẵn sàng chi những khoản tiền không quy định vì thủ tục giao đất.

Có nhiều nguy cơ dẫn đến tham nhũng trong đất đai

Hiện nay pháp luật của chúng ta còn nhiều chồng chéo, nhiều cơ quan chức năng tham gia vào quản lý và thực hiện pháp luật hành chính đất đai; hay công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và khắc phục không kịp thời. Chính vì vậy người thực thi công vụ có nhiều lý do để gây khó khăn cho người dân, nhà đầu tư và sẽ dễ phát sinh khoản “bồi dưỡng” trong quá trình làm thủ tục. Thạc sỹ Đinh Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học thanh tra dẫn chứng điều này qua kết quả khảo sát: có 89.5 % doanh nghiệp được hỏi cho rằng họ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện thủ tục giao, nhận đất gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp; 50,2% người dân cho rằng trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hiện nay còn nhiều rắc rối, không minh bạch; và 26,6% cán bộ, công chức được hỏi cũng thừa nhận các quy định về trình tự, thủ tục hành chính hiện nay trong việc giao/cho thuê đất còn nhiều phức tạp, thiếu nhất quán, chưa đồng bộ.

Bên cạnh đó, Nhóm khảo sát đã chỉ ra rằng trong Hệ thống dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính việc giao và cho thuê để kinh doanh bất động sản còn dàn trải, khó theo dõi; hay các hình thức thông tin trong việc giao/cho thuê đất không được minh bạch, kịp thời, đầy đủ,.. dẫn tới việc công khai thông tin, thủ tục hành chính còn nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy, sự thiếu đầy đủ trong thông tin cũng có thể là điều kiện để người thực thi công vụ gây khó khăn cho nhà đầu tư, thúc đẩy chi phí không theo quy đinh gia tăng và là nguồn phát sinh tham nhũng.

Theo như Phó Viện trưởng Viện khoa học thanh tra Đinh Văn Minh, “thực trạng cán bộ có thẩm quyền không đảm bảo đúng thời gian cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất là có” điều này gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, đây cũng là một dấu hiệu tạo nguy cơ tham nhũng. Bởi vì, chính từ những trở ngại đó đã  thúc đẩy nhà đầu tư tìm cách “bồi dưỡng” cho người thực thi nhiệm vụ để đẩy mạnh quá trình thực hiện thủ tục cần thiết. Qua khảo sát cho thấy 78% ý kiến doanh nghiệp cho rằng “thời hạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kể từ ngày giải phóng mặt bằng và nộp đủ hồ sơ hợp lệ” là cán bộ thực hiện không đúng hạn; 63.5% doanh nghiệp cho rằng thời gian giải quyết hồ sơ, yêu cầu của doanh nghiệp trên thực tế dài hơn so với quy định.

Ngoài ra, khi hỏi các doanh nghiệp về vấn đề thực hiện một thủ tục hành chính liên quan đến đất đai thì có tới 56,3% doanh nghiệp thừa nhận rằng đã trực tiếp nhờ cán bộ nhà nước có thẩm quyền thực hiện toàn bộ hoặc một phần thủ tục thay họ. Như vậy, trong trường hợp này cũng có nguy cơ dẫn đến  việc cán bộ thực thi nhiệm vụ  lợi dụng chức vụ quyền hạn và sẵn sàng nhận lợi ích từ phía nhà đầu tư để trục lợi cá nhân và tạo ra tham nhũng.

Thực tế cho thấy, việc doanh nghiệp và người dân sẵn sàng chi ra những khoản tiền không chính thức, không có trong quy định của pháp luật cho cán bộ có thẩm quyền để mong được thực hiện thủ tục đất đai một cách đơn giản nhất là phổ biến. Cụ thể, có tới 93.4% doanh nghiệp được hỏi cho rằng họ phải chi trả một số khoản chi phí không chính thức ngoài việc chấp hành thủ tục đất đai; cũng có 31,7% cán bộ, công chức thừa nhận doanh nghiệp có trả thêm các khoản chi phí không chính thức. Đối với người dân, có 38.2% người được hỏi trả lời có chi trả khoản tiền không chính thức cho cán bộ nhà nước trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Điều này cho thấy nhận thức và thái độ ứng xử của doanh nghiệp, người dân cũng như cán bộ có thẩm quyền đã tạo nên tâm lý coi hối lộ là bình thường, đây là con đường tốt nhất, nhanh nhất đưa hối lộ trở thành thói quen.

Hoàn thiện pháp luật đất đai phải được đặt lên hàng đầu

Qua phân tích kết quả khảo sát, các đại biểu tham dự Hội thảo đã đưa ra nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng tạo nguy cơ tham nhũng nói trên như việc chồng chéo, mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật; năng lực trình độ chuyên môn của cán bộ chưa cao; lương cán bộ thấp, cải cách tiền lương còn chậm chưa theo kịp tốc độ lạm phát…

Để giải quyết vấn đề trên, Nhóm khảo sát kiến nghị cần sớm hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai nói chung và các quy định về giao đất/ cho thuê đất, kinh doanh bất động sản nói riêng để tránh xảy ra những nguy cơ tham nhũng. Cụ thể là cần rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định để tạo ra sự nhất quán trong cùng vấn đề được quy định tại các đạo luật liên quan đến đất đai; thực hiện triệt để việc đấu giá quyền sử dụng đất để giá đất thực sự là giá thị trường; xây dựng những quy định tạo ra sự cạnh tranh công khai, bình đẳng giữa các doanh nghiệp…

Cùng với đó cần thống nhất hệ thống cơ quan quản lý đất đai từ trung ương tới địa phương, tạo ra cơ chế một cửa trong việc thực hiện thủ thủ tục, giao đất và cho thuê đất để kinh doanh bất động sản.

Đổi mới trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản theo hướng đơn giản và tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Ngoài ra các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thi hành chính sách pháp luật về đất đai; thanh tra chuyên đề diện rộng đối với giao/cho thuê đất cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Nâng cao năng lực và phẩm chất của cán bộ, công chức trong lĩnh vực quản lý đất đai./.

Quang Vững

letiendat

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Nghị quyết 68: Thúc đẩy mạnh mẽ và phát huy vai trò của kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

K. Dung

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và 68 của Bộ Chính trị

(ThanhtraVietNam) - Sáng nay, 18/5/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

K. Dung

"Hãy cùng nhau thắp lên ngọn lửa Đổi mới - Khát vọng - Hành động"

(ThanhtraVietNam) - Đó là lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, sáng ngày 18/5/2025.

Tạp chí Thanh tra

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, với 429/434 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Việc thông qua Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân giúp doanh nghiệp có nhiều chính sách đột phá để đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước và sự phát triển của kinh tế-xã hội.

Hữu Anh (TH)

Kiểm toán nhà nước kiến nghị rà soát, điều chỉnh hàng loạt chính sách về ưu đãi người có công

(ThanhtraVietNam) – Liên quan đến công tác thực hiện chính sác ưu đãi người có công, thông qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập, vướng mắc.

M. Phương (tổng hợp)

Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 16/5, tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, Tầm vóc thời đại”, mở đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu.

K. Dung

Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Đây là chủ đề Phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh và hùng cường.

PV

Huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

K. Dung

Cần chú ý đến yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đại biểu và đảm bảo tính công bằng, minh bạch

(ThanhtraVietNam) - Đó là nhấn mạnh đáng chú ý của Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát (UBDNGS) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Lan Anh

Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng hoạt động thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được thảo luận tại Phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành phiên thảo luận.

Hữu Anh (TH)

Sửa đổi, bổ sung quy định về vận hành hồ chứa trong các tình huống bất thường, khẩn cấp về thiên tai

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 922/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

M. Phương

Chính phủ hỗ trợ Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn gần 700 tấn gạo

(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 913/QĐ-TTg xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025.

M. Phương

Xem thêm