Thứ tư, 29/05/2024 - 15:30 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Quá trình ghi nhận thực tế, tại địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội) hiện đang tồn tại tình trạng nhiều diện tích lớn đất nông nghiệp bị sử dụng trái quy định, xây dựng trái phép nhiều công trình kiên cố, nhà xưởng sản xuất…nhưng chưa được xử lý dứt điểm. Trước thực trạng này, đề nghị các cấp chính quyền của TP. Hà Nội khẩn trương vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.
Qua khảo sát và ghi nhận thực tế tại nhiều xã thuộc huyện Chương Mỹ cho thấy, trên địa bàn hiện tồn tại thực trạng nhiều diện tích lớn đất nông nghiệp lên tới hàng chục nghìn mét vuông hiện đang bị lấn chiếm và xây dựng trái phép.
Như tại khu vực đồi Tiên Phương (xã Tiên Phương); giá đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm tại đây có thời điểm đã từng được chào bán lên đến cả chục triệu đồng/m2. Được biết, phần lớn diện tích đất tại khu vực đồi Tiên Phương đều thuộc nhóm đất nông nghiệp, trồng cây lâu năm và đất công trình tôn giáo. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà tình trạng rao bán các diện tích đất tại khu vực để làm biệt thự nghỉ dưỡng, làm homestay thời gian qua diễn ra rất nhiều và dường như không có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
Các công trình xây dựng trên đất nông nghiệp đã tồn tại nhiều năm tại địa bàn nhiều xã thuộc huyện Chương Mỹ, tuy nhiên sự vào cuộc kiểm tra, xử lý của chính quyền địa phương là “khá mờ nhạt”.
Tại nhiều khu đất trên địa bàn xã Tiên Phương cũng đã và đang có dấu hiệu được chia lô, một số nơi đang tiến hành việc xây dựng dở dang. Trên con đường dẫn lên đồi Tiên Phương, nhiều bức tường gạch được xây tạm để khoanh đất, nhiều lô đất được san phẳng, trơ trọi không một bóng cây.
Đối chiếu với Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Chương Mỹ theo tỷ lệ tỷ lệ 1/10.000 được UBND TP Hà Nội phê duyệt ngày 3/6/2015 và Bản đồ tỷ lệ 1/25.000, khu vực đồi Tiên Phương (xã Tiên Phương) đa phần là nhóm đất nông nghiệp, trồng cây lâu năm và đất công trình tôn giáo…
Tương tự như vậy là địa bàn thôn Vôi Đá (xã Trần Phú), nhiều công trình nhà xưởng, nhà kho có diện tích từ vài trăm mét vuông trở lên; cùng hàng loạt trạm trộn bê tông với công suất nhỏ, xưởng sản xuất gạch không nung, cơ sở đúc bê tông khuôn mẫu..., cũng đều được xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp. Theo phản ánh của người dân, những công trình này đã gây ô nhiễm môi trường sống trong khu vực.
Cụ thể, tại xóm 5 thôn Vôi Đá hiện đang tồn tại các công trình nhà xưởng có diện tích từ vài trăm cho tới hàng nghìn mét vuông, nhiều trạm trộn bê tông (công suất nhỏ) đang hoạt động vào mục đích sản xuất gạch coric, gạch không nung, đúc bê tông khuôn mẫu... Các công trình này có một đặc điểm chung đó là đều có dấu hiệu không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, nguy cơ xảy ra hỏa hoạn bất cứ lúc nào. Tại đây có từ 4 đến 5 đơn vị đang sản xuất như Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Vân Sơn, Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Hải Dương...
Ghi nhận tại địa bàn xã Phụng Châu, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, tự ý chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp thành nhà ở, nhà xưởng, trải thảm bê tông... cũng diễn ra vô cùng nhức nhối, gây bức xúc dư luận, phá vỡ quy hoạch chung, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân địa phương.
Nhiều vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng đã và đang diễn ra tràn lan, ngang nhiên tại địa bàn xã Tiên Phương cùng nhiều xã khác thuộc huyện Chương Mỹ.
Nằm cách cổng trụ sở UBND xã Phụng Châu chưa đầy 2 km, hàng chục ngôi nhà kiên cố mọc lên san sát nhau trên diện tích đất nông nghiệp tại khu bãi Đìa Đình và khu ruộng Gốc Xi. Các diện tích đồng ruộng ở khu vực này hiện còn hình bóng người nông dân hàng ngày cày cấy, vun xới nữa mà thay vào đó là cảnh ngổn ngang xi măng, gạch đá nằm chờ xây dựng.
Hàng loạt nhà xưởng khung thép rộng hàng trăm mét vuông được quây tôn kín mít, quạt thông gió chạy ro ro “mọc” lên nhan nhản giữa cánh đồng. Bên trong, đầy đủ thiết bị máy công nghiệp, sơn xi tĩnh điện..., như một xưởng công nghiệp sản xuất cơ khí.
Trước đó, vào cuối năm 2021, việc một hộ gia đình ông Vũ Doãn Duy cho Công ty Hà Nội Foods thuê đất để xây dựng nhà máy, nhà điều hành với tổng diện tích 1.320m2 trong khi mới có giấy phép xây dựng khoảng hơn 93m2 tại thôn Phương Bản (xã Phụng Châu) cũng đã khiến người dân địa phương vô cùng bức xúc.
Thời điểm đó, chính quyền địa phương từng khẳng định rằng, Công ty CP Hà Nội Foods tiến hành việc thi công, xây dựng hoàn thiện thủ tục pháp lý theo kiểu “vá hồ sơ”, dần hợp thức sai phạm. Doanh nghiệp này sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất công để mở cổng cho ô tô, phương tiện ra vào nhà máy. Không đảm bảo an toàn môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân xung quanh nhà máy.
Theo người dân địa phương, trước đây, khi mới đi vào hoạt động, con đường dẫn vào nhà máy của Công ty Hà Nội Foods là con đường ngõ nhỏ, hiện nay công ty đã tự ý lấn chiếm đất khu vực giếng làng cũ, san lấp, đổ bê tông làm ngõ vào nhà máy cho thuận tiện. Các hoạt động xây dựng tại cũng đã diễn ra trong một thời gian khá dài, vị trí nhà máy nằm sát nhà dân, nhưng cho đến khi chủ đầu tư hoàn thành công trình, sự vào cuộc kiểm tra, xử lý của các cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ là khá “mờ nhạt”.
Tương tự, hàng loạt công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp cũng xuất hiện ồ ạt tại địa bàn các xã Ngọc Hòa, xã Quảng Bị và xã Thượng Vực… Những công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp này đều có diện tích lớn, lại nằm gần những trục đường chính, tuy nhiên vẫn ngang nhiên tồn tại, không thấy có dấu hiệu bị chính quyền kiểm tra, xử lý.
UBND TP Hà Nội đã yêu cầu UBND huyện Chương Mỹ vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng tại địa bàn nhưng tình trạng này hiện vẫn tái diễn, chưa được ngăn chặn và xử lý dứt điểm.
Liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Chương Mỹ, trước đó, ngày 8/12/2023, Văn phòng UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản số 14735/VP-ĐT yêu cầu kiểm tra, xử lý các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Văn bản gửi các Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cùng huyện Chương Mỹ.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông chỉ đạo UBND huyện Chương Mỹ khẩn trương, nghiêm túc chỉ đạo xử lý nghiêm các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng theo đúng quy định của pháp luật; xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố tại Văn bản số 3963/UBND-TTĐT ngày 22/11/2023.
Đồng thời tiếp tục tổ chức kiểm tra, rà soát trên toàn địa bàn để chấn chỉnh kỷ cương trong công tác quản lý, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp có vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng; báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện. Giao các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát quá trình UBND huyện Chương Mỹ triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao nêu trên; báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện.
Đáng chú ý, dù UBND TP. Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo rất quyết liệt như vậy, nhưng trên thực tế, phía UBND huyện Chương Mỹ hiện chưa có động thái vào cuộc kiểm tra và xử lý dứt điểm; khiến các vi phạm về đất đai, vi phạm trật tự xây dựng tại địa phương này liên tục tái diễn.
Thực tế này làm dấy lên dấu hỏi lớn về việc liệu có hay không sự buông lỏng quản lý đất đai và xây dựng trên địa bàn huyện Chương Mỹ, khi tình trạng sử dụng đất sai mục đích và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, vi phạm trật tự xây dựng diễn ra suốt nhiều năm qua chưa được chính quyền huyện này ngăn chặn và kiểm tra, xử lý dứt điểm; khiến các vi phạm trở thành những “vết dầu loang” ngày càng trầm trọng, nhức nhối?
Được biết, hiện lãnh đạo phụ trách lĩnh vực đất đai, xây dựng tại huyện Chương Mỹ là ông Trịnh Duy Oai - Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ. Trước khi trở thành Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, ông Trịnh Duy Oai đã có nhiều năm giữ chức Trưởng phòng Quản lý và Đô thị huyện.
Trước đó, vào tháng 12/2023, Thanh tra Chính phủ đã công bố Quyết định số 729/QĐ- TTCP ngày 21/12/2023 và kế hoạch thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác quản lý sử dụng đất đai và quy hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội.
Đoàn thanh tra gồm 15 người có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và quy hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội gồm công tác gồm công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn một số quận, huyện thuộc TP Hà Nội theo tinh thần Nghị quyết số 73/NQ - CP ngày 23/9/2019 và Nghị quyết số 116/NQ - CP ngày 06/12/2019 của Chính phủ; Quy hoạch và quản lý, sử dụng đất 20% làm nhà ở xã hội của TP Hà Nội.
Thời kỳ thanh tra từ năm 2011 - 2022. Quá trình thanh tra nếu có nội dung liên quan, đoàn thanh tra có thể kiểm tra, xem xét những nội dung liên quan trước và sau thời kỳ nêu trên. Thời hạn thanh tra 60 ngày làm việc thực tế, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra.
Minh Bạch
Từ khóa:
thanh tra hà nội vi phạm đất đai chương mỹ hà nội vi phạm xây dựng chương mỹ hà nội vi phạm chương mỹ hà nộiÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Cao Bằng vừa ban hành quy trình mới về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, nhằm nâng cao tính khách quan, chính xác và hiệu quả của công tác thanh tra.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Bến Tre vừa tổ chức buổi họp mặt và hội thao chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 – 01/5/2025). Chương trình do Ban Lãnh đạo Thanh tra tỉnh phối hợp cùng Công đoàn cơ sở Thanh tra tỉnh tổ chức, với sự tham gia của 130 công chức, người lao động toàn ngành.
Huỳnh Như - Văn phòng TTT Bến Tre
(ThanhtraVietNam) - Đảng ủy và cơ quan Thanh tra tỉnh Yên Bái đã ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, đề ra nhiều nhiệm vụ quan trọng về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, khuyến khích công chức tham gia phong trào phát minh sáng chế, nâng cao nhận thức và thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong hoạt động chuyên môn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Sở Tài chính Kon Tum đã chỉ ra một số hạn chế, sai sót trong quản lý tài chính năm 2022-2023 tại Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, như: Quy đổi diện tích trồng rừng tập trung sang trồng cây phân tán chưa phù hợp; chưa tổng hợp dự kiến hết nguồn thu năm đầu thời kỳ ổn định; thanh toán một số khoản chi vượt dự toán được phê duyệt…
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã chỉ ra một số khuyết điểm, vi phạm về đầu tư xây dựng Tiểu dự án đầu tư tu bổ, nâng cấp đê điều năm 2020, tỉnh Thanh Hóa.
PV
(ThanhtraVietNam) - Từ ngày 05/5 - 07/5/2025, Thanh tra Chính phủ sẽ ký biên bản bàn giao với đại diện Lãnh đạo của 12 Bộ.
K. Dung
(ThanhtraVietnam) – Đó là kết quả nổi bật của Ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai trong việc thực hiện nhiệm vụ của quý 1/2025.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) – Đó là điểm nổi bật của Thanh tra tỉnh Bến Tre trong thực hiện nhiệm vụ quý 1/2025.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Với tổng mức đầu tư 176,4 tỷ đồng, Dự án Nâng cấp, cải tạo Công viên Hội An do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng thành phố Thanh Hóa làm Chủ đầu tư được Thanh tra tỉnh Thanh Hóa chỉ ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong quá trình đầu tư xây dựng.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại tỉnh Lâm Đồng đã được triển khai một cách nghiêm túc và hiệu quả trong thời gian qua. Qua đó, đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm, đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
H.T
(ThanhtraVietNam) – Đó là số tiền mà Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần DNP Holding.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Kết luận thanh tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng phát hiện nhiều sai sót trong quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã tại huyện Kiến Thụy, đặc biệt là việc lập hồ sơ không đúng mẫu biểu và thiếu thành phần hồ sơ theo quy định.
PV